Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...
Đối với Cục CSGT góp ý kiến lắp camera trên toàn quốc để phạt nguội, để củng cố giảm số lượng cảnh sát giao thông túc trực làm việc trên tuyến đường. Vào ngày 24/12, Cục CSGT (Bộ Công an) tổ chức hội nghị tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021. Phát biểu tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT, tổng kết những thành tựu, hạn chế của lực lượng CSGT trong năm qua. Ông cũng nêu hàng loạt vấn đề mà lực lượng này phải giải quyết trong thời gian tới.
Camera giám sát là tài sản chung của xã hội
Theo tướng Trung, năm 2020, tai nạn giao thông cả nước giảm sâu cả 3 tiêu chí. Qua công tác tuần tra kiểm soát, CSGT cả nước xử lý hơn 3,6 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 2.900 tỷ đồng. Riêng vi phạm nồng độ cồn đã xử lý hơn 185.000 trường hợp (tăng 3%), dương tính ma túy hơn 1.410 trường hợp (tăng 51%). Xuất phát từ thực tế số lượng vi phạm lớn, đồng thời để tăng cường năng lực phát hiện vi phạm, đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT, cho biết Bộ Công an đang hoàn thiện đề án lắp đặt hệ thống camera xử lý vi phạm trên toàn quốc để trình Chính phủ. Theo ông Bình, các camera được lắp đặt sắp tới không chỉ có chức năng giám sát như hiện nay mà sẽ tự động kiểm soát tốc độ, phát hiện các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn. Nếu được Thủ tướng thông qua, việc lắp đặt camera "phạt nguội" sẽ triển khai từ năm 2021. Quá trình xây mới các tuyến quốc lộ, cao tốc Bắc - Nam, hệ thống camera giám sát sẽ được xem là một hợp phần, bắt buộc nhà thầu thực hiện. “Khi đưa vào sử dụng, hệ thống camera này được coi là tài sản chung của toàn xã hội. Đề án hướng tới việc xây dựng đồng bộ hệ thống camera cả nước cùng chung một tiêu chuẩn, có thể sử dụng vào nhiều mục đích và nhiều cơ quan, ban ngành cùng có thể khai thác", đại tá Bình chia sẻ. Ngoài ra, lãnh đạo Cục CSGT kỳ vọng khi hệ thống camera giám sát được lắp đặt sẽ giảm CSGT trực tiếp ra đường xử lý vi phạm như hiện nay.
Cần nâng cao văn hóa ứng xử với người dân
Đề cập đến tình hình tuần tra, xử lý vi phạm trong năm 2020, thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, nhận định tình trạng chống người thi hành công vụ có xu hướng gia tăng về tính manh động. Theo thống kê, năm qua cả nước xảy ra 24 vụ chống người thi hành công vụ, làm 11 CSGT bị thương. Lãnh đạo Cục CSGT cũng nhấn mạnh trong quãng thời gian cả nước chống dịch Covid-19, không có chiến sĩ CSGT nào bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh nhưng có 2 cán bộ đã hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ chống dịch. “Nếu như trước đây, người vi phạm dừng lại xin bỏ qua vi phạm không được rồi chống đối, tấn công chiến sĩ thì nay họ tấn công ngay từ đầu. Từ đó có thể thấy, xử lý một người tỉnh táo bình thường đã khó, nay anh em phải liên tục làm việc với những tài xế say xỉn lại càng khó hơn”, ông Đức nói. Bên cạnh đó, Cục CSGT thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn tình trạng sai phạm, tiêu cực, nhất là trong văn hóa ứng xử của chiến sĩ với nhân dân, dẫn đến xảy ra một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến lực lượng công an nói chung và lực lượng CSGT nói riêng. Đề ra giải pháp cho tình trạng trên, tướng Đức cho rằng mọi bức xúc của tài xế đều bắt nguồn từ văn hóa ứng xử và kỹ năng xử lý tình huống của chiến sĩ. Trong thời gian tới Cục CSGT chỉ đạo cán bộ phối hợp liên tục với lực lượng cảnh sát hình sự và cảnh sát cơ động để thực hành các biện pháp xử lý tình huống, nghiệp vụ. Đồng thời CSGT khi làm việc với người dân bắt buộc phải có thái độ thân thiện, đúng mực. “Đôi khi chỉ cần nở nụ cười hoặc nói lời cảm ơn, mọi bức xúc sẽ giảm xuống ít nhiều”, ông nói.
Trang tin tức TIUTAC chia sẻ kiến thức đời sống, sức khỏe, thể thao, động vật hoang dã, bảo tồn rái cá, đồ bơi tiên cá, dụng cụ bơi lội, dạy bơi lặn biển cấp bằng quốc tế, tổ chức thi đấu thể thao, thiết kế website phần mềm và quảng cáo.
Comments
Post a Comment