Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...
Vlogger này đã xin lỗi chủ tiệm và xoá bỏ đoạn clip nhưng đã quá muộn, hành động của vlogger được phản hồi từ nhiều người về hành vi thiếu đạo đức và sự thiếu hiểu biết của mình. HayanTree, một YouTuber có tiếng trong lĩnh vực ẩm thực ở Hàn Quốc, trở thành tâm điểm chỉ trích vì review sai sự thật khiến một nhà hàng phải đóng cửa. Ngày 7/12, anh đăng tải một video giới thiệu quán cua ngâm tương phong cách buffet lên kênh YouTube hơn 700.000 người theo dõi của mình. Trong đoạn clip, HayanTree phàn nàn về những hạt cơm dính trên mai cua, cho rằng nhà hàng đã dùng thức ăn thừa để chế biến đồ ăn cho khách.Với tầm ảnh hưởng vốn có, video trên nhanh chóng thu hút hơn 1 triệu lượt xem, dấy lên làn sóng tẩy chay hành vi thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà hàng.
Dưới sức ép từ cư dân mạng, quán ăn trên buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra camera an ninh ở nhà hàng, HayanTree phát hiện những hạt cơm kia rơi ra từ món ăn trước của mình. Chàng vlogger cố gắng sửa chữa lỗi lầm bằng cách gỡ bỏ video gây tranh cãi và đăng tải đoạn clip xin lỗi chủ tiệm. "Tôi đã tới gặp chủ nhà hàng để xin lỗi vì hành động thiếu suy nghĩ của mình. Lẽ ra tôi nên kiểm tra kỹ lưỡng nội dung trước khi đăng tải video", HayanTree nói. Nhưng khi quay trở lại quán ăn, chàng YouTube cho biết chủ tiệm đã trả mặt bằng, ngừng kinh doanh trước áp lực dư luận. Theo Korea Herald, chủ nhà hàng không chấp nhận lời xin lỗi của HayanTree. Hơn thế, ông còn trực tiếp gửi kiến nghị lên website Phủ Tổng thống, yêu cầu chính quyền đưa ra quy định bảo vệ các hộ kinh doanh trước làn sóng YouTuber, KOL trên mạng xã hội. "Tôi thực sự thất vọng và mong muốn chính quyền hỗ trợ ngăn chặn các YouTuber như vậy để những người kinh doanh như tôi có thể thoải mái, tập trung buôn bán", chủ tiệm cua ngâm tương cho biết. Sau sự việc, lượng người theo dõi trên kênh YouTube của HayanTree giảm hơn 30.000 lượt. Anh chàng cũng đã tắt tính năng bình luận trong mọi video của mình.
Trang tin tức TIUTAC chia sẻ kiến thức đời sống, sức khỏe, thể thao, động vật hoang dã, bảo tồn rái cá, đồ bơi tiên cá, dụng cụ bơi lội, dạy bơi lặn biển cấp bằng quốc tế, tổ chức thi đấu thể thao, thiết kế website phần mềm và quảng cáo.
Comments
Post a Comment