Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...
Tại nhà hát Jinsha ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc lúc ấy thời tiết rất xấu mưa rất lớn và có giông lốc nhưng những điều ấy thật sự tầm thường và không có sự trở ngại gì để gần 400 khán giả vẫn kéo đến ngồi chật kín các hàng ghế để xem màn biểu diễn đặc biệt của một cô bé mắc chứng tự kỷ.
Lần đầu tiên gặp Ding Ziyin, ai cũng nghĩ cô bé 16 tuổi ấy khỏe mạnh và phát triển bình thường như bao người bạn cùng trang lứa. Bất hạnh thay, Ding mắc bệnh tự kỷ, một chứng bệnh làm suy giảm khả năng giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, khi cô bé ngồi trước cây đàn piano, mọi rào cản của bệnh tật đều bị phá vỡ. Những ngón đàn của Ding đã giúp em "nói chuyện" được với thế giới bên ngoài. Sinh ra trong một gia đình trí thức, Ding được cha mẹ dạy dỗ khá bài bản. Lúc 2 tuổi, Ding có thể đọc thuộc 100 bài thơ cổ. Bắt đầu học mẫu giáo, mẹ Ding, bà Lan Li phát hiện có điều không bình thường ở cô con gái "thông minh trước tuổi" này. Bà Lan nhớ lại: "Ding không đáp lại khi người khác gọi cháu. Tôi nghĩ chắc tai con bé có vấn đề và đưa nó tới bệnh viện để kiểm tra".
Ding đã không có phản ứng gì khi bác sĩ nhắc đi nhắc lại tên em. Cô bé chỉ quay lại phía bác sĩ khi ông lắc lắc chùm chìa khóa. Lúc đó, bà Lan lờ mờ nghĩ tới việc con gái mình sống thu mình, khép kín. Những ngày tiếp theo, Ding tiếp tục hành động lạ lùng, làm bất cứ điều gì mình thích khi chưa được phép của bố mẹ. Những năm 90, căn bệnh tự kỷ chưa được biết đến ở Trung Quốc và ở Thành Đô lúc đó cũng chưa có chuyên gia nào trong lĩnh vực này. Năm lên 5 tuổi, Ding được mẹ đưa tới Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô. Tại đây em được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Bà Lan cảm thấy đất dưới chân mình như lún xuống, sụp đổ hoàn toàn sau khi nghe kết luận của bác sĩ. Dẫu vậy, bà không từ bỏ và vẫn cho con đi học mẫu giáo đến năm 8 tuổi. Hai năm sau, bà Lan cho con học piano. Đó là một quyết định sau này bà biết mình đã làm đúng. Chính bà đã giúp con gái học cách sống và đem đến cho đứa con tội nghiệp một cuộc sống mới. Để con gái làm quen với cây đàn cũng là cả một quãng thời gian khó khăn với người mẹ này. Bà Lan đã phải chuẩn bị rất nhiều đồ chơi, đồ ăn cũng như phải đặt ra những quy định nghiêm khắc. "Tôi đã luyện cho con gái biết cần phải ngồi xuống ghế trước khi con có thể làm những gì mình thích. Nếu không ngồi xuống, tôi sẽ dọa con bằng luật", người mẹ trên kể. Để dạy con cách chơi piano, đầu tiên bản thân bà Lan đã phải học cách đọc các nốt nhạc rồi sau đó sẽ chơi cùng con. Tang Lingzi, giáo viên dạy Ding chơi piano suốt hai năm qua, cho biết: "Với lòng kiên nhẫn tuyệt vời của bà Lan, âm nhạc đã giúp Ding kiềm chế được mình. Cô bé có thể ngồi cạnh cây đàn suốt hơn 2 giờ. Mặc dù Ding không thể đọc được nhạc nhưng em nhớ những gì các giáo viên đã dạy và có thể chơi khoảng 200 bài". Trong đêm biểu diễn của Ding, cô giáo Lingzi là một trong số hàng trăm người đội mưa gió tới xem học trò. Trong vòng 40 phút, Ding đã hoàn thành 16 bản nhạc.
Tại một cuộc thi piano tổ chức ở Bắc Kinh năm 2007, Ding đã giành huy chương vàng. Nếu không có lòng kiên trì và sự quyết tâm của mẹ, Ding đã không đạt được thành công ấy. Tới lượt Ding biểu diễn nhưng cô bé không muốn ra sân khấu. Ding chỉ chơi khi mẹ và cô giáo đẩy em tới cây đàn. Tại buổi hòa nhạc đó, Wu Tong, giáo viên dạy vũ đạo ở Thành Đô cũng có mặt và chứng kiến những gì Ding thể hiện trên sân khấu. Ông quyết định giúp đỡ Ding. Trở về Thành Đô, Wu đã cố gắng làm bạn với Ding nhưng lúc đầu cô bé không đáp lại sự thiện chí của giáo viên này. Cuối cùng, thay vì phải nói chuyện và tiếp cận, Wu đã dùng cách khác. Anh đá quả bóng trước mặt Ding. Nhìn thấy hành động này của Wu, Ding đã bật cười. Hai người dần trở nên gần gũi hơn và nhờ Wu, giờ Ding đã có thể nhảy, đi xe đạp và dùng ván trượt. Tâm sự trên China Daily, bà Lan cho hay, tổ chức những buổi biểu diễn piano riêng là cách thu hút sự quan tâm của nhiều người với trẻ tự kỷ đồng thời động viên các bậc cha mẹ không từ bỏ hy vọng chữa bệnh cho con. Hiện nay ở Trung Quốc có khoảng 500.000 người mắc bệnh tự kỷ. Con số này đang có chiều hướng gia tăng.
Comments
Post a Comment