Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...
Nếu bạn đã một lần đến thành phố San Jose, được mệnh danh thành phố Việt trên đất Mỹ, ắt hẳn sẽ không ít người biết đến ngôi chùa mang tên Đức Viên, ngụ ý cho một nền đạo đức vuông tròn,
Chùa có lối kiến trúc khá độc đáo, với cấu trúc mang đậm nét văn hóa của một ngôi chùa cổ, miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên ở một góc nhìn nào đó, chúng ta có thể cảm nhận được nét tinh tế, thấp thoáng bóng dáng hiền hòa, thân thương, mộc mạc của miền sông nước Nam Bộ.
Được biết công trình xây dựng này do 2 kiến trúc sư, Nguyễn Phúc Huyền Thuyên và Trần Quỳnh đảm trách. Dẫu đang tọa lạc trên con đường khá nhộn nhịp. nhưng nếu một ai hữu duyên đặt chân đến chốn thanh tịnh này, dường như đều có chung một cảm nhận, sự tĩnh lặng và nghiêm trang đến lạ thường. Điều lạ kỳ ấy đã làm cho khách đến khách đi, luôn đọng lại gì đó trong tâm trí, như nhắc nhớ hoài niệm về một thời ở quê nhà.
Ngày nay việc đi chùa lễ bái, chiêm ngưỡng phật không chỉ dừng lại ở tính tôn giáo mà đang hình thành một nét văn hóa, thể hiện niềm tin hướng về cội nguồn, đã ăn sâu trong tìm thức của người dân Việt Nam từ bao đời nay.
"Chuông vàng nơi nao nhớ lạ lùng, Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung, Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muốn đời của tổ tông"
Vâng đúng vậy, trong mỗi một con người, chúng ta luôn mang trong mình những kỷ niệm về một thời dấu yêu, nhất là đối với những người con xa xứ, những nỗi khát khao cháy bỏng, ra đi
mang theo quê hương. luôn canh cánh trong lòng, cảm nhận cũng như thấu hiểu nổi niềm khắc khoải đó, cùng với ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt trên đất khách, đồng thời nhằm góp phần phát huy tinh thần cao đẹp của đạo phật, là con đường dẫn đến giác ngộ, hướng tới chân thiện mỹ.
Tháng hai năm một nghìn chín trăm tám mươi. Tiền thân của ngôi chùa đức viên được khởi đầu hình ảnh, từ một ngôi nhà nhỏ trên đường Everlean. Ngôi nhà này do sư bà đàm lựu thuê để thờ phụng chư phật, truyền bá giáo lý phật pháp, hướng dẫn phật tử tu học và dạy tiếng việt. Hằng năm những khóa tu, những buổi pháp hội, những nghi lễ Phật giáo, được chùa duy trì và phát huy đều đặn. Cảm nhận được sự tôn nghiêm, với niềm hạnh phúc vô hạn, nên quý vị Phật tử quy tụ về chùa ngày càng đông.
Đến năm 1984, ngôi chùa Đức Viên mới thật sự được hình thành, trên căn bản mang hình ảnh văn hóa Việt Nam. Phật tử mỗi người đóng góp tiền xu, sách báo, lon nhôm, phế liệu bán để gây quỹ. Năm 1985 sư bà mua được miếng đất nhỏ trên đường mật lót lìn thuộc thành phố San Jose, đồng thời vận động mua thêm một lô đất bên cạnh để xây dựng và phát triển thành ngôi chùa. Với tông chỉ chùa là nơi đáp ứng sự tu học, cho những ai phát nguyện theo lý tưởng hiến dâng cuộc đời cho đạo pháp, cho sự sống muôn loài, mong mỏi những giây phút bình yên nhất cho tâm hồn, mong muốn cảm nhận được sự buông xã những phiền não lo toang trong cuộc sống.
Chùa được xây dựng nhằm duy trì nét văn hóa tâm linh và những giá trị sống động của thực tại, mà chỉ có những ai đến mới nghiệm được điều ấy, để rồi chúng ta có sống bất cứ đâu cũng không thể quên hình ảnh hiền hòa của ngôi chùa trong kỳ ức. Ngôi đại hùng bảo điện được đặt viên đá đầu tiên và năm 1991 khởi công xây dựng với bao thử thách và khó khăn, trải qua bao thăng trầm để rồi cuối cùng nhờ duyên lành, ngôi chánh điện cũng đã hoàn thành đúng với tiêu chuẩn sinh hoạt của thành phố và tiểu bang. Đây là ngôi chùa đầu tiên của San Jose mang đậm văn hóa Việt Nam. Gia tài tâm linh lớn lao cho thế hệ con cháu ở hải ngoại.
Phải nói rằng có lẽ cuộc đời chỉ là cõi tạm, là sắc sắc không không, là niềm vui hoàn thành ngôi chùa chưa được bao lâu thì đến năm 1999 sư bà Đàm Lựu viên tịch, sự ra đi của sư bà là nổi đau là sự mất mác to lớn của hàng môn nhân tứ chúng, noi theo hạnh nguyện của sư bà Ni sư Đàm Nhật, Đức Hòa, cùng ni chúng, một lòng hướng Phật, phát triển chùa Đức Viên trên tinh thần lục hòa. "Thân hòa đồng chú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hóa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân." có nghĩa rằng: "Thân cùng nhau ở, lời nói cùng hòa hợp, ý chan hòa vui tươi, giới cùng nhau tu tập, thấy cùng nhau giải bày, và lợi cùng nhau sẻ chia." Chính vì lẽ đó năm 1999, dự án xây cất ngôi trai đường cũng được tiếp tục khởi công, và đến năm 2003 mới hoàn thành. Xong sau đó, ngôi tháp tưởng niệm sư bà tọa chủ, vị tổ khai sơ chùa Đức Viên cũng được xây xong. Đến năm 2004 chùa đặt viên đá đầu tiên xây tiếp ngôi ni xá, để ni chúng có chỗ an cư và cùng nhau tu tập. Phải mất 4 năm sau mới hoàn tất. Trong niềm thành kính, nhất tâm chánh niệm một lòng hướng Phật. Khi bước vào cổng chính cho chúng ta cảm nhận được đang bước vào chốn yên bình. Đi qua cổng chùa với những hàng hoa nhiều màu sắc, những bóng dừa chan chứa quê hương. Sự thoáng đãng trải rộng của không gian, như đôi tay mời chào bao bước chân của quý Phật tử khắp nơi nơi.
Kiến trúc chùa được kiến tạo không cổ kích, cầu kỳ. Sự đơn giản mộc mạc là ưu điểm của kiến trúc trên mảnh đất đầy sinh khí này. Mái ngói đỏ biểu hiện cho dáng rồng hiện hữu, chút cong cong cho mái chùa thanh thoát giữa trời xanh, hay hiện đại và truyền thống, nét á đông và tây phương hòa quyện tạo cho không gian chùa thêm hài hòa và cổ kính.
Mặc tiền chùa tôn chí tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng đen, và hai tượng thần hộ pháp kim cương, một đôi hạc đứng trước sân chùa, chậu đá bát hương thiết kế tinh xảo mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Dạo từng bước chân trên bậc tam cấp, hai bên là hình tượng hai chú kỳ lân. Bởi kỳ lân là biểu tượng của trí tuệ sáng suốt phá tan vô minh. Phần chánh điện với tượng tam thánh tây phương cao 6 mét. Bên dưới là bộ tượng Thích Ca tam tôn, áng thờ hai bên là bồ tát Quan Thế Âm và bồ tát địa tạng. Ngoài ra còn có tượng trưởng gia Cấp Cô Độc và tượng tôn giả Anan, chung quanh chánh điện bây giờ có đến 12 bức phù điêu, chín phẩm vãng sanh để nhắc nhở mọi người phát tín nguyện Phật cầu sanh tây phương. Bởi lẽ niệm phật là nhân, vãng sanh là quả.
Ngắm nhìn những cây cỏ lá hoa trong không gian của chùa, cũng là phút giây thiền vị đầy ý nghĩa, mọi thứ cứ bình yên diệu dàng, và đầy lắng đọng thương yêu, hoa rực rỡ mà không chói lóa, cây cứ lay theo gió nhẹ hiền hòa. Với phương châm tiếng Việt còn thì nước Việt còn, cùng song hành với việc gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam. Chùa Đức Viên đã từng bước hình thành nên ngôi trường Việt Ngữ cùng 12 lớp học cho mỗi buổi và có gần 60 thầy cô phụ trách vào mỗi 2 buổi sáng và chiều chủ nhật. Đây không chỉ là mái chùa mà nơi đây còn là mái trường nhỏ, để các đồng hương Phật tử gửi gắm một thế hệ hậu duệ biết sử dụng ngôn ngữ Việt trên đất Mỹ. Không khí các lớp học lúc nào cũng sôi động, Các thầy cô và Ni cô trong chùa lúc nào cũng trăn trở uốn nắn giọng nói của từng em sao cho ngọt ngào tự nhiên hơn con chữ.
Có lẽ sức lan tỏa từ ánh hào quang, từ nụ cười thánh thiện của chư Phật, cùng ánh mắt từ bi của ngài, và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc, đã ươm cho chúng ta những mầm xanh tươi đẹp, là vốn liếng quý giá nhất của cuộc đời. Lên chùa được lắng nghe những câu kinh tiếng kệ. Lời kinh lúc trầm lúc bổng ngân vang tiếng chuông chùa làm lòng mình lắng đọng "phiền não nhẹ trí tuệ lớn, bồ đề sanh". Nghe tiếng chuông để phiền não vơi đi, làm cho trí tuệ phát sáng, nhờ vậy tâm bồ đề mới có thể phát triển. Những âm thanh ấy như làm chúng ta thức tỉnh giữa cơn mê. Nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ về hai chữ "Nhân Quả" để không làm điều tổn hại, cứu giúp tất cả muôn loài, và cũng để tích thêm hạt giống phước lành cho chính mình. Mỗi lần chúng con ngước ánh mắt lên nhìn Phật, để theo ánh sáng của Đức Phật, những vấp ngã tưởng chừng như không thể đứng lên được, chúng ta có được niềm tin để soi sáng tâm hồn mình. "Sắc tướng vốn không, mượn cảnh giáo hóa người mê muội, tử sinh nào có, mượn thuyền từ vớt kẻ trầm luân."
Comments
Post a Comment