Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Khu Rừng Nàng Tiên Cá Ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên


Rừng quốc gia Nam Cát Tiên còn được gọi là khu rừng tiên cá, là nơi anh Tiun đã thả nhiều rái cá về đây cũng như có rất nhiều kỷ niệm vui buồn trong việc giải cứu động vật hoang dã. Nhờ vậy mà kinh nghiệm bảo vệ thiên nhiên và động vật của anh ấy cùng với các học viên người cá đều tăng lên đáng kể.

Chuyến tham quan sông nước tại vườn quốc gia Cát Tiên ngắm rái cá sông cùng những loài thú hoang dã khác là ước mơ chưa thành hiện thực của chàng tiên cá Tiun. Khi kêu gọi những người nuôi thú rừng làm thú cưng giao thú hoặc bán thú lại cho Tiun để mang về khu rừng này thì hầu như chỉ thành công được 20% còn 80% còn lại là họ nuôi đến khi thú bị nhiễm bệnh người truyền sang chết bỏ chứ nhất quyết không muốn tái thả về rừng. Vì theo anh Tiun nói rằng cơ hội sống sót của thú hoang dã bị biến làm thú cưng từ nhỏ trở lại thích nghi với cuộc sống tự nhiên là vô cùng khó, chỉ thành công 10% thôi, do khu rừng này không còn đủ thức ăn cho các loài vật sinh sống, môi trường sống của chúng thì không an toàn luôn có những kẻ rình rập sát hại. Cách tốt nhất có thể là tạo ra môi trường bán hoang dã là cho thú sống hòa hợp với thiên nhiên và con người thì mới phát triển được khu rừng này trở lại. Nhưng điều kiện kinh tế ở rừng quốc gia Cát Tiên không đủ cho thú ăn uống đầy đủ mỗi ngày, nội những con thú trong trung tâm bảo tồn ở đây cũng phải ăn uống theo chế độ cầm cự sống qua ngày, thì hỏi làm sao thả thú bị bắt làm thú cưng từ nhỏ vô đây tự kiếm thức ăn sinh tồn được?


Hiện tại trung tâm cứu hộ thú hoang dã CRCS của rừng Cát Tiên đang nuôi rất nhiều gấu nhưng cũng không thả chúng ra tự nhiên được, vì những con thú này hoàn toàn mất kỷ năng tự kiếm thức ăn. Lúc nhỏ bị nuôi theo kiểu bắt nhốt tra tấn và đánh thuốc mê để lấy mật, nên đầu óc của mấy con gấu này cũng không hề bình thường. Chúng không phải kiểu tinh lanh như thú hoang dã mà cũng không hiền ngoan ngoãn như thú cưng, kèm theo đó là mắc bệnh di chứng do bị chủ nuôi hút mật gấu quá nhiều. Hằng ngày những con gấu ăn hơn 100kg thức ăn tiêu tốn cũng vài triệu đồng, do loài vật này có mạnh thường quân hỗ trợ nên ở rừng Nam Cát Tiên tạo điều kiện cho chúng sống hạnh phúc trong môi trường bán hoang dã. Nghĩa là chúng vẫn ở trong chuồng nhưng tới giờ được mở cổng chuồng cho đi ra ngoài chơi trong khuôn viên được bao bọc bởi lưới điện, từ bên ngoài quan sát bạn có thể thấy cảnh sinh hoạt của loài gấu dễ dàng. Bên trung tâm cứu hộ cũng cần tình nguyện viên làm vệ sinh cho chuồng gấu, hoặc làm đồ dùng cho gấu, nên anh Tiun mới đặt tên khu rừng này là tiên cá, để các học viên nhỏ dễ nhớ đến và biết được rằng mình có thể đến đây tham gia các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và động vật theo mô hình Tiun đã dựng sẵn và có nhiều học viên đi trước đã trải nghiệm.


Các bạn học viên người cá rèn luyện bơi lội và nâng cao phẩm hạnh của bản thân bằng cách làm tình nguyện viên ở vườn quốc gia Cát Tiên với Tiun lúc này khoản từ 8 đến 11 tuổi. Chàng tiên cá Tiun cho các bạn tham gia phong trào trồng rừng và nghiên cứu động vật hoang dã ở vườn quốc gia Cát Tiên. Bên cạnh đó anh ấy cũng thả không ít rái cá vào khu rừng này với mong muốn các học trò của mình sẽ nhìn thấy rái cá ngoài tự nhiên ở Cát Tiên. Vậy mà suốt 3 năm trời không nhìn thấy bóng rái cá nào sống sót, giao cho trung tâm cứu hộ tái thả là mất tích luôn. Nguyên nhân thế nào thì anh Tiun cũng biết quá rõ, do rái cá anh ấy thả vào rừng toàn là thú baby, ở đây người ta chỉ nuôi cho vài tháng đợi có bầy đàn rái cá bị bắt hại nữa được đưa về trung tâm thì mới gộp đàn cho vô rừng chung 1 lứa thì cơ hội sống sót của rái cá mới cao. Đằng này rái cá thả vô đây đa phần là do anh Tiun mua về chứ không phải tịch thu của ai cả, nếu Tiun không mang rái cá vô làm gương thì cũng không có mấy ai tình nguyện. Thế nên rái cá của anh ấy được thả ra thiên nhiên chỉ là những con baby mới trưởng thành và biết ăn cá chứ chưa có kỷ năng săn bắt, nên cơ hội không tìm được thức ăn bị chết đói và những loài đối kháng giết hại như trăn rắn, chim ưng. Chàng tiên cá Tiun cố gắng phát triển khu rừng là vì các học trò của mình, chứ anh ấy hiểu quá rõ nơi đây không còn là môi trường lý tưởng cho rái cá sinh tồn, chưa kể rái cá thả vô rừng sẽ bị bầy đàn rái cá bản địa sát hại vì nguồn thức ăn khan hiếm.


Cảnh một chú vượn lúc nhỏ bị nuôi làm cưng khi lớn lên chủ nuôi đem về rừng, chú ta cũng không thể vào rừng sống được mà cứ ở quanh quẩn khu vực con người để chực chờ cơ hội chôm thức ăn. Các bạn thấy đấy vượn còn khó tìm đồ ăn trong rừng, vậy mà mấy anh em làm trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở Cát Tiên lại đem thả mấy con thú baby Tiun gửi cứu hộ vô rừng hết. Họ không cảm nhận được công sức tiền bạc hy vọng mà anh Tiun đã cố gắng làm. Thật sự mà nói để thú gửi có thể sống bình yên và được bảo vệ trong trung tâm cứu hộ là anh Tiun phải tâm lý gửi tiền chăm sóc và cho thú ăn thường xuyên giống như mấy con gấu thì mới được. Nhưng nếu làm vậy thì cũng chẳng khác nào nuôi thú cưng trong rừng. Bài học cuối cùng mà anh Tiun dành cho các học trò khi đồng hành cùng khu rừng nàng tiên cá là: "Hãy bảo vệ thiên nhiên, để các loài vật có được cuộc sống bình yên. Nếu nhà ai có điều kiện sống với tự nhiên thì hoàn toàn có thể nuôi thú hoang dã làm thú cưng, nhà nước chỉ kiếm chuyện phạt tù những ai bắt nhốt giam cầm thú hoang dã mà thôi."


Trong mấy năm phấn đấu ủng hộ khu rừng nàng tiên cá, chàng tiên cá Tiun cùng anh em bạn bè làm trong các cơ quan nhà nước như anh Hải giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên, anh Cường, anh Long công an thành phố Hồ Chí Minh, tiếp sức kêu gọi đồng nghiệp ủng hộ chương trình phát triển khu rừng này, nhưng thật tâm mọi người khá tuyệt vọng vì không thấy được tương lai rõ ràng. Nếu ủng hộ xây dựng một cây cầu thì làm xong họ sẽ nhìn thấy cây cầu đó còn mãi, còn nếu ủng hộ thả 1 con rái cá vô rừng tốn vài triệu đồng, mà xong rồi không còn thấy bóng dáng con vật ấy đâu nữa, cứ như lấy muối bỏ biển. Ngay cả chương trình trồng rừng của Tiun vận động ở Cát Tiên cũng không mấy được ủng hộ, nguyên nhân giới trẻ đam mê các kênh Youtuber dạy chơi ngu phá phách, game điện tử, khoe ăn khoe của, mấy em hoàn toàn không có ý thức được giá trị của việc làm bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của các loài vật cũng là đang bảo vệ môi trường sống lành mạnh của các em. Thế nên lực bất tòng tâm, chàng tiên cá Tiun khá buồn nhưng vẫn cố gắng làm hết mình cho nhà nước thấy mà quan tâm nhiều hơn nữa tới bảo vệ rừng quốc gia Việt Nam.


Một trong những điểm thu hút tại rừng Nam Cát Tiên chính là cái cây mọc dưới nước 1000 năm tuổi, đây là nơi cư ngụ của một vị thần rừng nổi tiếng, nếu một người thành tâm phát nguyện trước cây này với những mục đích tốt lành cho thiên nhiên thì sẽ được vị thần này hộ vệ. Theo như lời chàng tiên cá Tiun kể. Đây cũng chính là lý do anh Tiun rủ các học trò người cá của mình đến đây gieo duyên với cây thần này, nhưng có một số bạn thích leo lên cây chụp hình tự sướng hơn cầu nguyện. Chàng tiên cá Tiun bật mí rằng: "Anh ấy đã rưới máu tiên cá của mình lên thân cây và cầu nguyện sẽ làm cho nhà nước Việt Nam sẽ quan tâm phát triển khu rừng này hơn, đừng chặt thêm cây rừng để phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng ở đây nữa thì anh ấy mới lên được thực hiện tiếp nhiệm vụ kêu gọi bảo vệ đại dương."


Vừa đào tạo các học viên tiên cá bơi lặn giỏi, vừa truyền động lực cho các em làm những việc lợi ích cho thiên nhiên động vật. Đây là cảnh các bạn nhỏ duy nhất ở Việt Nam, Ellie, Mimi, Helen, Tom, và Hieu được giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên trao bằng khen trồng rừng quá giỏi. Anh Tiun biết rằng mấy bạn nhận bằng khen nhưng phải 10 năm sau quay trở lại đây nhìn những cây xanh mình trồng phát triển tốt thì mới hiểu được thế nào là tình yêu thương chân thật!


Cậu bé chưa đầy 3 tuổi Louie này cũng tham gia câu lạc bộ tiên cá Tiun từ khi mới sinh ra đời, tuy không đóng góp công sức gì như các anh chị người cá lớn nhưng em ấy mang lại niềm vui cho cả chuyến đi. Một ngày không xa Louie sẽ biết bơi và thậm chí còn bơi lặn giỏi hơn tiên cá Tiun, có nhiều sức khỏe và trí tuệ hơn để làm những việc tốt nhưng không tạo nghiệp bất thiện với chúng sanh. Chàng tiên cá Tiun nhấn mạnh: "Những gì muốn làm trong đời này, Tiun đã có thể thực hiện hết, có được những thứ tốt nhất rồi cho đi kịp lúc để đổi lấy sự bình yên, người đời không hiểu rõ việc Tiun làm vì họ chưa có đủ sức khỏe và trí tuệ. Tất cả chúng ta sẽ được tự tại khi chân thật hiểu được giá trị của cuộc sống bình đẳng với tất cả muôn loài."

Tiun đã cho các bạn học trò tất cả kinh nghiệm tuyệt vời tại khu rừng nàng tiên cá và thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển đa dạng hệ sinh thái. Chứ không phải muốn thả con thú nào vô rừng cũng được, phóng sanh sai cách làm hại loài vật chết thì phước đức cũng tiêu tan, mà còn nặng hơn là đang tạo nghiệp ác cho đời sau. Mỗi chuyến đi tới khu rừng Cát Tiên các bạn học viên đều sẽ có một trải nghiệm riêng và những bài học thú vị từ thiên nhiên. Muốn đăng ký tham gia theo chương trình Tiun thì bạn phải là thành viên câu lạc bộ tiên cá. Có sẽ đưa rước ăn uống đàng hoàng, bao luôn nhà nhỉ hoặc khách sạn, cộng thêm tiết mục đạp xe ngắm cảnh thiên nhiên hay tắm suối với nàng tiên cá. Cứ mỗi chuyến đi tùy theo độ tuổi thành viên mà Tiun sẽ thiết kế 1 chương trình phù hợp!

Những chuyến đi tham quan rừng kiểu này cũng tùy thuộc vào thời tiết, thú vị nhất dành cho người lớn là đến khu vực dân tộc sống, còn trẻ em thì ngắm thú trong trung tâm bảo tồn, nếu may mắn trung tâm cứu hộ còn giữ rái cá Tiun gửi thì vui hơn là chỉ đi lòng vòng xem gấu, chim công, và khỉ vượn. Tận dụng tối đa những tiện ích, kinh nghiệm đi rừng thường xuyên của các anh em hướng dẫn viên du lịch xịn nhất rừng Nam Cát Tiên để cho bạn một buổi cắm trại đáng nhớ!

Thường các em học viên tiên cá Tiun ao ước quan sát được cảnh rái cá bơi dưới sông, hay các loài voọc đi xin ăn vào sáng sớm, đạp xe thấy được cảnh bò rừng gậm cỏ hoặc các loài chim hoang dã quý hiếm. Nhưng chưa lần nào câu lạc bộ may mắn đến vậy, chỉ toàn là nghe nói, đó là lý do khiến cho khu rừng này ngày càng chán đối với khách du lịch. Mặc dù Tiun đã đề xuất giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên nên tạo ra những khu vực bán hoang dã để nuôi thêm nhiều thú kiểu Vinpearl Land safari, thì mới làm ăn khấm khá được. Mà có lẽ anh Hải giám đốc chuyển đến Quảng Bình để làm tổng giám đốc khu rừng khe nước trong nên Tiun bó tay. Mặc dù mấy anh em làm việc có chức vụ cao nhưng thân bất vô kỷ, không phải cái gì cũng quyết định theo ý mình được, phải có cấp trên duyệt các kiểu, thông qua các bộ luật này kia, thế nên việc giải cứu động vật bảo tồn và chăm sóc mấy năm nay của Tiun giúp rừng Cát Tiên chưa đạt được như mong muốn. Tuy vậy anh ấy vẫn cố gắng giới thiệu các hoạt động nổi bật tại khu rừng này để mọi người quan tâm hiểu biết hơn những gì có thể làm được, nếu du lịch nơi đây:

Đi xe tải ngắm gấu đen khi chúng kiếm ăn bên ven rừng. Giao lưu văn hóa bản địa, ăn tiệc trên sông hoặc đốt lửa trại. Đạp xe tìm hiểu tham quan khu sinh sống của người dân tộc. Ngắm cảnh hoàng hôn và bình minh tuyệt đẹp. Hướng dẫn viên xe đạp chia sẻ kỷ năng sống và những kiến thức tuyệt vời khi ở trong rừng. Bạn sẽ thích mê nếu đạp xe trong rừng lần đầu, mọi câu hỏi thắc mắc của bạn sẽ được hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp nhất mà Tiun biết chỉ dẫn tận tình, anh ấy sẽ giải thích kỷ sau buổi ăn tối hay khóa học về các loại cây rừng. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì về chuyến tham quan đến vườn quốc gia Cát Tiên. Chàng tiên cá Tiun sẽ sẵn sàng trả lời chi tiết qua website của anh ấy!

Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...