Skip to main content

Save Our Mangroves Now

I work as an otter conservationist to reverse the decline of mangrove habitats in Vietnam and across the globe to restore biodiversity, protect livelihoods, and mitigate against the impacts of the climate  crisis. Why mangroves matter - Superheroes of biodiversity Survival artists, nature’s kindergarten, climate savers – mangroves are versatile superheroes. They are habitat and nursery for over 3000 fish species, can store 3 to 5 times more carbon per area than tropical upland forests, and provide livelihoods for over 120 million people. But this unique ecosystem is under threat: more than a third of all mangrove forests have disappeared since the mid-20th century due to agriculture, logging, and urbanization. If deforestation rates continue, all mangroves could be lost by the end of this century. How do I protect and conserve mangroves? Our vision is a world in which thriving mangrove habitats exist in harmony with the communities they support. With a focus on Vietnam, the Save Ou...

Chàng tiên cá Tiun biểu tình chống rác thải nhựa trên sông Sài Gòn


Rác thải nhựa là một trong những nguyên chính gây ra sự hủy diệt sự sống trên trái đất. Bắt nguồn từ việc làm đơn giản, sẵn tay vứt xuống nước của người dân để khỏi bị ban quản lý môi trường phạt xã rác bừa bãi nơi công cộng. Lỗi lầm lớn nhất là do nhà nước chưa có chính sách cấm sử dụng túi nhựa, và khuyến khích mọi người bỏ rác nhựa đúng nơi quy định. Ý thức người dân sẽ được nâng cao nếu chính quyền vào cuộc, kiểm soát việc dùng đồ nhựa sử dụng 1 lần, bao ni long,...nghiêm chỉnh như Covid-19, phải "Chống nhựa như chống giặc" thì tương lai đất nước con rồng cháu tiên này mới còn tồn tại và phát triển tốt đẹp.

Chàng tiên cá Tiun cảm thấy buồn cười khi nghe báo chí nhắc đến những cái tên đại gia đình đám có thể xài tiền của mình mỗi ngày vài tỉ đồng mà hết 500 năm cũng không sử dụng xong số tiền đó, hay các nghệ sĩ showbiz cứ khoe khoang cuộc sống giàu sang vật chất của mình trong khi mọi người quanh mình vẫn khổ đói khát mà không có hành động gì thiết thực cho tương lai của con cháu đời sau. Bây giờ người ta sẵn sàng vì lợi nhuận mà làm những điều tán tận lương tâm với thiên nhiên và các loài vật khác ngày một nhiều hơn, thử hỏi bạn có cuộc sống vinh hoa phú quý ấy sẽ hạnh phúc được bao lâu? Khi bạn làm từ thiện cho người khác, bạn cũng đang mua danh tiếng cho bản thân mình, vì con người có cái miệng để quảng cáo cho việc làm của bạn nhưng thú vật thì không. Nếu ai thật tâm làm việc vì lợi ích cộng đồng, chắc chắn sẽ quan tâm đến các loài thú hoang dã và môi trường sống của muôn loài.

Biết là chưa ai nghĩ đến hoặc đã quên mục đích đến thế giới này của mình, thế nên một ngày đẹp trời đầy mưa gió trên sông Sài Gòn, chàng tiên cá Tiun đã xuất hiện để truyền cảm hứng cho mọi người về ý thức bảo vệ môi trường "Xin đừng vứt rác thải nhựa xuống nước nữa!". Dịch bệnh COVID-19 có hết thì cũng đến thảm họa khác đang chực chờ, vì nếu rác thải nhựa cứ thải ra mỗi ngày một nhiều hơn như thế, thì chẳng còn gì có thể tồn tại nổi trong 100 năm nữa. Ai tự tin khoe khoang tiền mình tạo ra xài tới đời cháu cố cũng không hết thì cứ nhìn băng đang tan chảy cực nhanh ở 2 đầu cực, cộng với thú vật đang tuyệt chủng dần do không còn gì để ăn ngoài rác thải nhựa, thì suy ngẫm xem số tiền mình tạo ra nên đầu tư vào gì là tốt nhất hôm nay.

Nếu có thể giàu như các vị được cho là đại gia số 1 Việt Nam, đỉnh cao thế giới thì Tiun sẽ giữ cho mình đủ sống là được, phần còn lại sẽ biến đất hoang thành rừng cây, đầu tư mạnh cho các tài năng chế tạo nguyên liệu năng lượng thực phẩm sạch, phát triển nhà máy xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ, hỗ trợ các nhà hoạt động môi trường và bảo tồn thú hoang dã giúp tự nhiên mau lấy lại sự cân bằng. Quý vị muốn làm tỉ phú sức khỏe và trí tuệ để bất tử muôn đời hay vật chất chỉ hưởng thụ 1 đời này thôi rồi đi làm sâu bọ, những loài vật thấp bé nhất trong các thế giới khác để trả nợ lại nghiệp chướng đã tạo ra vì hủy hoại thế giới này. Được mang thân người là đã có phước báu vô cùng lớn, xin đừng để uổng phí tương lai chỉ vì mấy cái bao bịch nilong. Hãy cùng nhau chung tay hành động "Nói không với việc vứt rác nhựa xuống sông Sài Gòn", các bạn nhé!

Tiun kêu gọi nhà nước và các mạnh thường quân tạo ra hệ thống xử lý rác thải cho sông Sài Gòn như ở Singapore để giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nhưng vẫn bảo vệ được môi trường sống dưới nước cũng như ven sông cho các loài vật.

Dân số mỗi năm đều tăng nhanh chóng mặt cộng với biến đổi khí hậu, khiến cho đất nước nào cũng có núi rác thải. Từ các hòn đảo xa xôi cho đến 2 đầu cực của trái đất rác thải đã thật sự trở thành vấn đề nan giải trên toàn cầu. Nhưng ở Singapore thì khác, người ta làm cho 90% rác trở thành điện, họ chuyển hóa rác sang dạng khác để tiếp tục phục vụ lợi ích con người, chứ không đem đốt uổng phí, hay vứt hết xuống sông khiến cho ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Singapore là quốc gia có 5,8 triệu người sống trên hòn đảo nhỏ chỉ rộng 772km2. Vào năm 1960 nhà nước họ tuyên bố quốc gia này sắp hết chỗ đổ rác rồi, nên người dân họ mới đem thả xuống sông biển hết để khỏi bị bắt phạt, nhìn cảnh ấy cứ y như Việt Nam bây giờ. Đến năm 1979 nhà nước Singapore quyết định vấn đề diệt rác như diệt giặc phải đặt lên hàng đầu, họ mới cho xây dựng nhà máy đốt rác thành năng lượng. Sau 40 năm hoạt động thì nhà máy này xử lý được 90% rác thải trong đất và nước thành điện năng, với một quy trình chặt chẽ khiến cả thế giới trầm trồ.


Công nghệ Trash to Ash sẽ biến 90% rác thải ở Singapore thành điện và tro với quy trình vận hành khép kín như sau: Đầu tiên, xe chở rác đã sàn lọc hữu cơ và vô cơ, được cân khối chở đến nhà máy. Sau đó, toàn bộ rác sẽ dồn vào hầm đặc biệt ngăn cho mùi hôi thối bốc ra. Kế đến, có một cái máy nghiền siêu to khổng lồ để làm rác cứng vụn ra rồi đưa vào lò đốt. Nhiệt từ quá trình đốt tỏa ra sẽ kích hoạt vòng xoay năng lượng để tạo ra điện, còn khói trong quá trình phân hủy này sẽ được lọc các chất gây hại trước khi xã ra ngoài tự nhiên. 

Hiện tại ở Singapore chỉ mới xử lý được 4000 tấn rác mỗi ngày, công suất này vẫn chưa đủ nhưng bù lại đã được thế giới vinh danh là quốc gia sạch nhất hành tinh. Người ta nhớ đến Singapore bởi sự sạch thân thiện với môi trường chứ không ai thèm quan tâm ở đó có bao nhiêu tòa nhà chọc trời, hay các dự án bê tông hóa hầm hố như Việt Nam. Nói ra như thế các tỉ phú nổi tiếng của chúng ta có thức tỉnh hay chưa? Muốn giúp đất nước mình giàu mạnh hơn nữa phải nên đầu tư ngay một hệ thống xử lý rác còn chuyên nghiệp hơn cả Singapore nữa nhé. 

Sông Sài Gòn là thể hiện nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh, nếu con sông này bị chết đi vì rác thải nhựa và những thứ độc hại thì tự động hòn ngọc biển đông cũng lụi tàn trong vòng 50 năm nữa. Các dự án đô thị hóa ven sông, đã làm động thực vật nơi đây dần biến mất. Cá sấu từng là biểu tượng của bến Nghé mà nay cũng bị sát hại không thương tiếc. Việc cần làm thì không ai quan tâm, đó là lý do COVID-19 đang cảnh cáo Việt Nam về những thảm họa trước mắt còn ghê gớm hơn. Nếu có vacccin chữa bệnh Corona xuất hiện thì con người cũng không tránh khỏi thảm họa diệt chủng hàng loạt khi phá hoại môi trường nước bằng rác thải nhựa.


Nhắc đến việc xử lý 90% rác thải biến thành điện của Singapore người ta cũng không quên liên tưởng đến hòn đảo thiên đường Semakau được làm ra từ 10% rác thải còn lại. Đây là điều đáng học hỏi để Việt Nam khôi phục lại đa dạng động thực vật ven sông hoặc các khu rừng đước mệnh danh là lá phổi của thành phố. Bạn nghĩ sao nếu thấy rái cá xuất hiện lại ở sông Sài Gòn?

Năm 1999 tức là sau 20 năm xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở Singapore, thì hòn đảo du lịch Semakau cũng hình thành, cũng là nơi an nghĩ cuối cùng cho những rác thải và tro tàn không thể đốt được nữa. Hòn đảo nhân tạo này rộng 3,5km2 và có thể chứa được 63 tỷ m3 rác. Khi người ta đổ rác tro tàn này vào những ô trống trên đảo sẽ lắp đất lên thêm, để cho côn trùng phát triển và thu hút các loài chim đến, biến nơi này trở thành điểm quan sát chim muôn nổi tiếng bậc nhất ở Singapore. Đặc biệt hơn là hòn đảo không có mùi rác, san hô dưới biển vẫn sống, đây trở thành nơi yêu thích của những cặp đôi đến chụp hình cưới.

Áp dụng đối với Việt Nam, khi sử dùng tro tàn này để bù đắp lại những mảng xanh thiên nhiên ven sông Sài Gòn, sẽ làm cho hệ sinh thái cân bằng trở lại, dịch vụ du lịch và bất động sản thành phố lại leo thang chóng mặt, biến thành thành phố Hồ Chí Minh trở thành nơi đáng sống nhất hành tinh. Lúc ấy nhà nước và các tỉ phú Việt Nam tha hồ mà tiếp tục làm giàu, nếu chịu giúp Tiun phát triển nhà máy xử lý rác thải chuyên nghiệp như Singapore bây giờ.


Điều cuối cùng, chàng tiên cá Tiun muốn nhắn nhủ đến các bạn là hãy tiếp tục hạn chế rác thải nhựa ra môi trường, và xin đừng vứt rác xuống nước nữa. Vì dù cho công nghệ xử lý rác phải ở Singapore có chuyên nghiệp cách mấy nhưng cũng không thể xử lý hết lượng rác thải khổng lồ mà mọi người vứt ra tự nhiên. Nhất là các rác thải khó tái chế như nhựa. Việc quản lý rác tiêu dùng của nhà nước phải nghiêm ngặt hơn nữa, còn những nhà đầu tư và phát triển bất động sản, muốn tạo ra căn hộ sang chảnh thật sự thì hãy có 1 nhà máy xử lý rác chuyên nghiệp cho cư dân của mình trước đi thì dự án của quý vị mới phát triển và nổi tiếng hơn nữa, làm giàu không sai chỉ sai khi tạo nghiệp bất thiện với thiên và động vật. Ý thức bản thân hạn chế sử dụng nhựa không cần thiết, tìm nguyên liệu thay thế cho rác nhựa thải sinh hoạt mỗi ngày từ hãng Tupperware, túi vải, ống hút gạo,...thì chắc chắn những điều tồi tệ trong tương lai mới không xảy ra cho cuộc sống của con em chúng ta.



Comments

Popular posts from this blog

Save Our Mangroves Now

I work as an otter conservationist to reverse the decline of mangrove habitats in Vietnam and across the globe to restore biodiversity, protect livelihoods, and mitigate against the impacts of the climate  crisis. Why mangroves matter - Superheroes of biodiversity Survival artists, nature’s kindergarten, climate savers – mangroves are versatile superheroes. They are habitat and nursery for over 3000 fish species, can store 3 to 5 times more carbon per area than tropical upland forests, and provide livelihoods for over 120 million people. But this unique ecosystem is under threat: more than a third of all mangrove forests have disappeared since the mid-20th century due to agriculture, logging, and urbanization. If deforestation rates continue, all mangroves could be lost by the end of this century. How do I protect and conserve mangroves? Our vision is a world in which thriving mangrove habitats exist in harmony with the communities they support. With a focus on Vietnam, the Save Ou...

Miss Mermaid International

APPLY NOW WHAT IS MISS MERMAID? Miss Mermaid International and National competitions are a unique series of beauty pageants bringing mermaiding, modeling, and ocean activism together on a worldwide scale. Mermaid Queens from around the world compete in skills such as underwater modeling, freediving, costume design, and traditional pageantry while supporting causes to help Save The Oceans. UNDERWATER GRACE Underwater Posing Competition At Miss Mermaid International, snorkeling and scuba diving judges watch as each mermaid delivers their best show in a one-breath freedive performance with the beautiful Red Sea coral reefs as a backdrop. Beyond underwater modeling, this performance in open water embodies the true magic of mermaids. The most graceful mermaid wins the "Most Photogenic Underwater" sash. CREATIVITY Costume Design Mermaids love getting crafty! At Miss Mermaid International each queen poses for a photoshoot featuring her self-made mermaid top and accessories. She can ...