Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...
"Sản xuất nhiều lương thực thực phẩm liệu có hạn chế được nạn đói trong tương lai?" Đó là một câu hỏi mà nhiều nhà khoa học, người nông dân và chính trị gia đang cố gắng trả lời, và “có” là một lời đáp hợp lý. Tuy vậy, điều này che đậy một thực tế rằng chúng ta đang vứt bỏ lượng lớn thực phẩm dinh dưỡng mỗi ngày. Nghiên cứu mới cho thấy ước tính có hơn 2,5 tỷ tấn thực phẩm bị bỏ đi mỗi năm, chiếm khoảng 40% tổng lượng thực phẩm được sản xuất.
Nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí, theo một báo cáo mới của tổ chức WWF và Tesco về việc chúng ta đang lãng phí lương thực cho việc chăn nuôi lấy thịt trong khi những quốc gia kém phát triển lại không có thực phẩm để ăn. Ước tính con số thực phẩm đang bị lãng phí hơn 1,2 tỷ tấn lương thực so với trước đây.
Nếu không bị lãng phí thực phẩm này có thể giúp giải quyết tình trạng mất ổn định lương thực toàn cầu. Hiện tại có 720 đến 811 triệu người phải đối mặt với nạn đói kể năm 2020, nhiều hơn 161 triệu so với năm 2019. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải sản xuất nhiều lương thực hơn để cung cấp cho nhiều người hơn, nếu cứ tiếp ăn thịt động vật nhiều hơn thực vật. Bên cạnh đó việc giảm thiểu tác hại của môi trường là một vấn đề nan giải, vì tình hình biến đổi khí hậu ngày một gay gắn, khiến nhân loại đang đối mặt với nạn đói chưa từng có trên thế giới.
Dựa trên dữ liệu phân tích mới, chất thải thực phẩm toàn cầu đóng góp 10% vào lượng khí thải nhà kính, chứ không phải 8% như người ta nghĩ trước đây, và tương đương với gần gấp đôi lượng khí thải hàng năm do tất cả các xe cộ chạy ở Mỹ và châu Âu tạo ra. Lượng khí thải cao từ thực phẩm phần lớn là do sử dụng nhiều đất trồng, nước và năng lượng. Phải cần đến (4,4m km2) và lượng nước tương đương với 304 triệu bể bơi Olympic để sản xuất thực phẩm cho 1 vùng nông thôn ở Ấn Độ. Những số liệu thống kê đáng kinh ngạc này là chưa bao gồm các nguồn năng lực bổ sung được sử dụng để sản xuất thực phẩm bị lãng phí cho nhu cầu của con người, cũng như năng lượng được sử dụng để thu hoạch, chế biến và vận chuyển. Tệ hơn nữa, thực phẩm thừa thải ra trong các bãi chôn lấp sẽ giải phóng khí mê-tan khi nó thối rữa - khí mê-tan mạnh gấp 8 lần so với cacbon, nguyên nhân gây ra sự ấm lên toàn cầu.
Việc sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn để sản xuất thực phẩm không chỉ tốt cho khí hậu mà còn tốt cho động vật hoang dã và đa dạng sinh học. Nó có nghĩa là giảm áp lực chuyển đổi và phá hoại rừng, đồng cỏ và đại dương, đồng thời có thể giải phóng một lượng lớn đất đai để trả lại tự nhiên.
Điều quan trọng là, trong việc khám phá các yếu tố góp phần gây ra thất thoát lương thực, Nguyên nhân của sự lãng phí thực phẩm, lật ngược niềm tin lâu nay rằng thất thoát lương thực trong các trang trại chỉ là vấn đề ở những vùng kém phát triển có với mức độ công nghiệp hóa thấp. Báo cáo cho thấy thiệt hại tính theo đầu người trong các khu vực công nghiệp hiện đại hóa còn gấp hơn nhiều lần. Mặc dù có mức độ cơ giới hóa cao nhưng các trang trại ở những nước phát triển Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á công nghiệp hóa đóng góp 58% chất thải thu hoạch toàn cầu.
Rõ ràng rằng lãng phí thực phẩm là một vấn đề toàn cầu và nó đòi hỏi một giải pháp toàn diện:
Các chính phủ phải đặt vấn đề thất thoát và lãng phí thực phẩm, đặc biệt là ở các trang trại công nghệ cao. Trong các chương trình nghị sự chính sách và đưa ra các mục tiêu giảm lãng phí thực phẩm có tính ràng buộc. Thị trường và chuỗi cung ứng cần giúp xây dựng cấu trúc công bằng hơn cho người nông dân để ngăn chặn lũ lụt và hạn hán, hoặc quá tập trung vào sản xuất một số loại thực phẩm nhất định. Các tổ chức đa phương và các tổ chức phi chính phủ cần tăng cường tài trợ để giảm quyết vấn đề về lãng phí thực phẩm. Và tất nhiên, với tư cách cá nhân, tất cả chúng ta đều có thể cố gắng mua sắm, nấu nướng và ăn uống một cách thông minh hơn, đảm bảo rằng chúng ta chỉ chuẩn bị những thứ mình cần dùng, không vứt bỏ những món ăn hoàn toàn còn có thể dùng được.
Cuối cùng, chúng ta cần giảm ít nhất một nửa thất thoát lương thực và chất thải từ nông trại này sang nơi khác để có thể giúp chống lại nạn đói và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đến việc sản xuất lương thực.
Trang tin tức TIUTAC chia sẻ kiến thức đời sống, sức khỏe, thể thao, động vật hoang dã, bảo tồn rái cá, đồ bơi tiên cá, dụng cụ bơi lội, dạy bơi lặn biển cấp bằng quốc tế, tổ chức thi đấu thể thao, thiết kế website phần mềm và quảng cáo.
Comments
Post a Comment