Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Cách phòng chống Covid khi đi lặn biển mùa dịch

Làm thợ lặn mà đeo khẩu trang để phòng chống Covid là một điều khó khăn. Sao có thể giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi đi lặn? Dưới đây là một số lời khuyên:

Dùng khẩu trang có thể tái sử dụng nhiều lần 

Khẩu trang giờ đây là vật dụng cá nhân không thể thiếu. Bất cứ khi nào đến đâu, dù là đi lặn, du lịch hay mua sắm đều cần phải đeo khẩu trang. Giảm thiểu lượng chất thải và ngăn chặn những loại khẩu trang dùng một lần xâm nhập vào môi trường nước bằng cách sử dụng loại khẩu trang có thể rửa sạch và tái sử dụng lại. Đặt hàng khẩu trang từ PADI hoặc mua hàng từ doanh nghiệp địa phương nơi bạn sống ở Việt Nam thì đến TIUTAC, thậm chí là tự chế tạo cho riêng mình một chiếc khẩu trang tại nhà, đều là những ý tưởng rất hay. Biến chiếc khẩu trang của bạn theo phong cách riêng của mình và chia sẻ cho mọi người xung quanh.

Lặn trong khu bảo tồn

Trong mùa dịch Covid-19 khách du lịch giảm đáng kể, nên chi phí sẽ rất cao nếu bạn đi lặn biển. Gợi ý tốt nhất từ chàng tiên cá Tiun là hãy đăng ký làm tình nguyện viên đến các khu bảo tồn biển để lặn vừa tiết kiệm chi phí du lịch vừa có kinh nghiệm bảo vệ đại dương. Giống như đến đảo Hòn Mun ở Nha Trang lặn bảo tồn san hô, sẵn nhặt rác nhựa, bắt sao biển gai và diệt tảo biển là những hoạt động chàng tiên cá Tiun từng làm. Nếu bạn đang lên kế hoạch một chuyến đi lặn biển ở Việt Nam, có thể liên hệ chàng tiên cá Tiun hướng dẫn lặn miễn phí ở các khu bảo tồn.

Hành động vì đại dương

Tin vui từ PADI tổ chức lặn biển hằng đầu thế giới thông báo cho câu lạc bộ tiên cá Tiun và các anh chị em thợ lặn rằng kể từ ngày Đại Dương Thế Giới 8 tháng 6, khi truy cập vào Save The Ocean sẽ có thể khám phá các hoạt động bảo tồn biển đang diễn ra trên khắp thế giới của PADI. Công cụ định vị này cho phép bạn tìm kiếm và đặt lịch hẹn để cùng làm bảo tồn với các trung tâm lặn, khu nghỉ dưỡng và các chuyên gia PADI. Hãy làm cho chuyến đi lặn biển du lịch của bạn thật ý nghĩa bằng cách tham gia chương trình bảo tồn cùng chúng tôi.

Lựa chọn trung tâm lặn biển uy tín

Trước khi lên kế hoạch cho chuyến đi lặn biển trong mùa dịch COVID-19 thì bạn nên tìm hiểu trước trung tâm lặn uy tín. Đó là những nơi đảm bảo các yêu cầu về dấu chân sinh thái nhằm tránh gây hại cho môi trường tự nhiên. Cũng vì có quá nhiều trung tâm không đáp ứng được tiêu chuẩn này làm chuyến đi lặn biển của bạn để lại hậu quả nghiêm trọng cho đại dương, ví dụ như lên 1 chiếc thuyền không đạt tiêu chuẩn cứ xả xăng dầu bẩn xuống nước hay ra tới điểm lặn mà không đậu vào phao nổi bảo tồn lại quăng móc neo xuống đáy biển để giữ thuyền vào san hô, nấu ăn trên thuyền rồi xả nước bẩn ra đại dương, đi lặn cùng đội không chuyên nghiệp khiến khách du lịch đạp nát san hô,...Thế nên đi lặn biển an toàn, bạn phải tìm hiểu những nơi cung cấp dịch vụ lặn đạt các tiêu chuẩn của PADI, hoặc có thể liên hệ chàng tiên cá Tiun nhà hoạt động môi trường biển am hiểu nhất về các trung tâm lặn biển cũng như các khu bảo tồn trải dài khắp Việt Nam. Truy cập vào PADI Travel để biết thêm thông tin chi tiết về các địa điểm lặn có kết hợp Green Fins chương trình chống đạp lên san hô, sử dụng chất tẩy rửa thân thiện với môi trường.

Luôn dùng đồ có thể tái sử dụng 

Covid 19 còn là nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm rác thải nhựa. Theo quy định của nhiều chính phủ, các doanh nghiệp chỉ được phép cung cấp các mặt hàng dùng một lần thay vì nhiều lần. Bởi vậy phải mang theo những vật dụng có thể tái sử dụng bên mình và chủ động từ chối dùng đồ nhựa ngay tại chỗ để giảm thiểu rác thải như dùng bình nước bảo vệ môi trường Tupperware, khẩu trang vải, bộ dụng cụ ăn uống du lịch,...

Chăm sóc vệ sinh thông minh

Đa phần các hóa chất đều gây hại cho môi trường nước, hãy tìm mua những sản phẩm tẩy rửa dưỡng da chống nắng an toàn cho đại dương khi lặn biển. Để tìm hiểu sâu hơn hãy xem hướng dẫn của Green Fins và cũng nên áp dụng những phương pháp này tại nhà.

Cách rửa tay diệt khuẩn

Gel rửa tay chống COVID-19 thường có chứa các chất gây hại cho sinh vật biển. Tốt nhất đừng dùng gel khử trùng chỉ cần rửa tay thật sạch bằng nước và xà phòng thiên nhiên. Nếu bắt buộc phải dùng gel rửa tay cho an tâm, thì bạn nên chọn loại bảo vệ môi trường như bình xịt thân thiện với đại dương của Stream2Sea.

Xử lý rác thải

Mỗi khi nhìn thấy khẩu trang hoặc rác nhựa, hãy nhặt nó lên và vứt đúng nơi quy định. Cứu các loài sinh vật biển khỏi rác là hành động giải cứu thế giới. Nếu bạn muốn tham gia vào dự án lặn biển chống rác thải nhựa của chúng tôi, hãy xem hướng dẫn của PADI về cách trở thành hội viên của Dive Against Debris lặn chống rác thải. Hiện tại ở Việt Nam chàng tiên cá Tiun đang đi đầu phong trào này và gây sốt ở PADI, một mình anh ta lặn freediving đã thu hơn 2 tạ lưới cá mắc kẹt vào san hô ở quần đảo Koh Rong trong suốt 1 tháng, được sếp vào danh sách nhà hoạt động môi trường biển đẳng cấp nhất thế giới. Bạn có thể xem video ấy và ủng hộ tham gia các chương trình lặn chống rác thải mà TIUTAC đang tổ chức ở Việt Nam.

Trên đây là tất cả những điều chúng ta có thể làm để tạo nên sự thay đổi cho đại dương trong mùa dịch COVID-19. Hành động vì môi trường lúc này là việc làm rất cần thiết. Hãy là tấm gương sáng cho mọi người xung quanh bằng việc hóa thân thành tiên cá TIUTAC hoặc thợ lặn PADI. Tất cả chúng ta sẽ cùng tạo ra tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng và đại dương.

Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...