Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng trên thế giới

Phá rừng là một vấn nạn lớn do hoạt động tàn phá các khu rừng rậm nguyên sinh của con người. Nạn phá rừng không chỉ diễn ra ở quy mô địa phương, khu vực mà là trên toàn thế giới. Mặc dù tốc độ mất rừng đã chậm lại trong vòng 30 năm qua nhưng theo báo cáo gần đây của tổ chức rừng thế giới thì con số giảm vẫn còn thấp, với hơn 420 triệu ha rừng bị phá hủy từ năm 1990 đến nay.

Cháy rừng là một trong những nguyên nhân chính gây ra 13% lượng khí thải carbon hàng năm, và hàng loạt những hệ quả nguy hiểm như lũ lụt, sạt lỡ đất, sa mạc hóa, hạn hán, xói mòn đất, mất môi trường sống khiến cho các ngoài vật tuyệt chủng dần và con người có nguy cơ cũng sẽ bị xóa sổ trên hành tinh này.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nạn phá rừng hàng năm đó chính là khai thai gỗ quá mức quy định. Theo ước tính thì có khoảng 380.000 ha rừng bị chặt phá mỗi năm để đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm gỗ trên toàn cầu. Trong đó nhu cầu làm sản phẩm gỗ chiếm khoảng 60% sự suy thoái rừng và 25% khác do phá rừng để lấy củi hay than củi. Các khu rừng trở nên hoang sơ sau khi đã bị khai thác gỗ sẽ không thể phục hồi và dễ dàng bị chuyển đổi thành dự án nông nghiệp hoặc bất động sản, phân lô bán đất nền định cư hoặc làm khu công nghiệp,...Là một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng nhưng thấp cổ bé miệng, chàng tiên cá Tiun chỉ có thể dùng ngòi bút của mình nó lên những kinh nghiệm tận mắt chứng kiến để đút kết làm bài học thức tỉnh cộng đồng, xin hãy ngừng tàn phá rừng nếu không tương lai mặt đất sẽ ngập chìm trong biển nước và rác thải nhựa, sự sống bị tận diệt hoàn toàn, không có nước ngọt để uống, khồng trồng trọt được ngũ cố để ăn. Liệu con người sẽ tiếp tục ăn gì để tồn tại nếu hôm nay chưa dừng lại việc đô thị hóa bằng cách tàn phá rừng, ăn thịt đồng loại sao?

Khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu sử dụng đất để phục vụ định cư và xây dựng các cơ sở hạ tầng cũng tăng vọt việc đỏi hỏi phải mở rộng là một điều tất nhiên, cha mẹ sinh con dựng vợ gã chồng, mỗi người lại xây dựng một tổ ấm riêng bằng cách chiếm đoạt môi trường sống của các loài vật khác, sung sướng của bản thân đổi lại sứ thống khổ của muôn loại thì hỏi hạnh phúc con người tạo ra hôm nay có chắc bền lâu? Chính vì những mục đích sử dụng nhà ở chưa bao giờ dừng lại của nhân loại, là nguyên nhân khiến cho nhiều khu rừng rộng lớn bị chặt phá để mở rộng các thành phố. Cùng với các khu dân cư thì nhiều cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu, hệ thống thoát nước, đường sắt, tàu điện ngầm, sân bay cũng đòi hỏi phải được xây dựng. Nhu cầu mở rộng đó đã làm suy giảm nhanh chóng các hệ sinh thái, nhiều khu vườn quốc gia phải di dời, mất đi nơi cư trú của nhiều loại động vật hoang dã, không còn cây xanh môi trường càng ô nhiễm không khí, thú vật khó sống dễ mắc bệnh tật làm vô tình tạo ra nhiều virus nguy hiểm gây hại cho con người, điển hình là Coronavirus tạo ra đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp toàn cầu, đoạt mệnh của hằng triệu người và vẫn chưa hề dừng lại, càng tiêm vaccin cũng là càng tạo ra cơ hội cho virus phát triển thêm những biến chủng mới. Chỉ có cách ngừng đô thị hóa trồng nhiều cây xanh nhiều hơn mới có thể thanh lọc lại môi trường, giúp con người khỏe mạnh trở lại và các loại vật được tái sinh ổn định cuộc sống mới.

Diện tích rừng ngày càng suy giảm nghiêm trọng còn do nguyên nhân từ khí hậu thay đổi đột ngột, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra làm cháy rừng. Theo ước tính thì khoảng 10% sự suy thoái rừng hàng năm là do hạn hán, bão, lũ lụt mà nguyên nhân chính là thềm lục địa bị mất cân bằng do sử dụng xăng dầu phục vụ cho phương tiện giao thông quá nhiều, cộng thêm nhà máy xí nghiệp công nghiệp nặng thải chất độc ồ ạt không thể kiểm soát ra môi trường làm cho trái đất nóng dần gây ra cháy rừng và cũng làm cho băng ở hai đầu cực không ngừng tan chảy để nhấn chìm trái đất trong biển nước thêm 1 lần nữa, con người đang đẩy bản thân và các loài vật đến bờ vực tuyệt chủng bằng những việc làm rất nhỏ nhặt là chỉ lo nghĩ cho mưu cầu hạnh phúc của bản thân mà quên quan tâm chia sẻ đến tất cả. Đó cũng là lý do Tiun đến thế giới này hóa thân thành chàng tiên cá kêu gọi mọi người hãy cùng nhau thay đổi cuộc sống bằng việc trồng cây trả lại màu xanh cho tự nhiên hoặc quyên góp ủng hộ các chương trình trồng rừng. Đây là một hành động thiết thực để phục hồi rừng sau những tàn phá của con người. Nếu được thực hiện kịp thời thì việc tái trồng rừng có thể giúp bảo vệ đa dạng sinh học, ổn định đất đai, giảm bớt các thiên tai xói món, sạt lỡ, lũ lụt,...

Chàng tiên cá Tiun luôn đi đầu trong việc trồng rừng ở Việt Nam, tạo ảnh hưởng tích cực đến các em nhỏ yêu thích việc bảo vệ thiên nhiên và động vật, nhưng khi các học trò của Tiun nổi tiếng thì đi học lại bị bạn bè trong lớp chọc quê mỉa mai, làm tiên cá là bê đê, biến thái, làm trò khùng điên, buộc Tiun phải tắt bình luận Youtube 3 năm để ngừng lại mọi tương tác để xem không có tiên cá Việt Nam làm được gì cho tất cả muôn loài? Điều này cũng khiến cho các chương trình trồng rừng giải cứu động vật của Tiun không thể phát triển mạnh hơn. Phần lớn do phụ huynh chưa quan tâm động viên con em mình theo đuổi những việc làm tích cực, để mặc các em sống thờ ơ và làm những điều theo phong trào như chơi game điện tử, xem trang web đen, xa lìa điều tốt nuôi dưỡng điều xấu, đây cũng là một quả báo chắc chắn phải xảy ra mà có cố gắng cách mấy Tiun vẫn không thể giúp được. Mong là những ai xem được bài viết này và thấy rõ việc trồng rừng thực tế của chàng tiên cá Tiun và các học trò quan trọng như thế nào, sẽ làm gương tốt trong việc trồng cây gây rừng cho con em mình hôm nay!

Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...