Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Thực hiện chương trình vì một sức khỏe ở châu Phi

 

WWF (Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới) đang hợp tác với bốn tổ chức WASH để thực hiện chương trình vì một sức khoẻ một sức khỏe cộng đồng cho người dân Châu Phi. Bạn có muốn tham gia?

Đại dịch Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp, để lại những hậu quả nặng nề đến cộng đồng và nền kinh tế trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nó cũng làm thay đổi nhận thức của chúng ta về thế giới tự nhiên. Giúp con người hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa nguồn nước sạch, sức khỏe và nền kinh tế. 

Không còn nghi ngờ gì nữa, việc cung cấp nước sạch và vệ sinh (WASH) cũng như các biện pháp về an ninh và lương thực là những việc làm cấp bách nhất để cải thiện đời sống của người dân ở Châu Phi. Nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta không có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, đầu tư và phát triển hệ thống cung cấp nước sạch và bảo tồn hệ sinh thái nơi đây.

Để đạt được mục tiêu đó, vào thế giới vì nước sạch, WWF đã ký thỏa thuận hợp tác với bốn tổ chức WASH toàn cầu - Water.org, IRC-WASH, WaterAid và CARE - để thực hiện chương trình "Vì một sức khỏe" thuộc chiến dịch trái tim xanh tại Châu Phi.

“Chúng tôi không có thời gian để lãng phí, cần hành động ngay từ bây giờ để đảm bảo tương lai Châu Phi có nước sạch - trước những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh chóng và các đại dịch toàn cầu đang đe doạ chúng ta. Bằng cách làm việc cùng nhau, đồng thời nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường vì lợi ích của tất cả mọi người, ”Alice Ruhweza, Giám đốc WWF Châu Phi cho biết.

Chiến dịch ​​trái tim xanh của Châu Phi đầy hy vọng nhằm mong muốn nguồn nước ngọt của Châu Phi được quản lý và bảo quản một cách hiệu quả để duy trì hệ sinh thái, đa dạng sinh học quan trọng ở địa phương và toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và đảm bảo kế sinh nhai cho người dân.

Theo chương trình " Vì một sức khỏe", những chuyên gia về bảo tồn của WWF sẽ thống nhất với các lãnh đạo của WASH để phát triển các chiến lược và chương trình toàn diện bảo vệ môi trường thiên nhiên và sức khỏe con người.

Xã hội, kinh tế và hệ sinh thái có thể phục hồi được hay không phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước sạch. Hệ sinh thái tự nhiên có một một giá trị kinh tế rất lớn là có thể tự cung cấp nước ngọt một cách đều đặn và đảm bảo cho sức khỏe con người và động vật hoang dã. Thế nên để duy trì được điều đó chúng ta hãy chung tay bảo tồn và quản lý tài nguyên nước ngay từ bây giờ.

Ở Việt Nam việc bảo vệ nguồn nước sạch cũng đang là vấn đề quan tâm đầy nhức nhối, hàng loạt các nhà máy xí nghiệp nước ngoài mọc lên ven sông, ven biển để thải chất độc hại ra tự nhiên, do quốc gia chúng ta có nhiều sông ngòi nên việc phi tang rác thải vô cùng dễ, hậu quả để lại là biển đang chết và ngày một nhiều rác thải hơn, đại dịch COVID-19 là một điển hình cho sự trừng phạt của mẹ thiên nhiên đến với nhân loại. Thấy được tình cảnh đó chàng tiên cá Tiun đã bơi lặn kêu gọi bảo vệ môi trường sông biển cả 1 thập kỷ qua nhưng không đủ mang lại ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng, đa phần không quan tâm và phỉ báng thì nhiều chỉ vì ganh tị với tài năng bơi lặn không giới hạn, và những hành động giải cứu chăm sóc động vật hoang dã khó ai có thể làm. Mới đây chàng tiên cá Tiun vừa bơi lội quanh sông Sài Gòn để cầu xin các khu đô thị căn hộ mọc quanh sông bớt vứt rác thải nhựa xuống nước và xã nước bẩn ra môi trường. Việc nhà nước cấp phép cho xây dựng căn hộ quanh sông là đang hủy hoại hệ sinh thái và đa dạng sinh học, vì chính những cây cối mọc quanh sông là nơi trú ẩn của rất nhiều động vật hoang dã. Theo chàng tiên cá Tiun chia sẻ "Thần sông Sài Gòn đang bắt đầu phẫn nộ, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có thể thịnh vượng được hay không? Hoàn toàn phụ thuộc vào dòng sông này, chỉ 100 vòng 100 năm mà tôm cá nơi đây không còn nữa, đổi lại toàn rác thải nhựa và chất độc hại ngày một đổ xuống sông thật nhiều để giết chết con cháu của ngài ấy. Tận diệt dòng sông này bằng các dự án bất động sản sẽ đổi lấy báo ứng tức thời biến chủng virus nguy hiểm từ các loài động vật hoang dã sẽ không bao giờ dừng lại." Trong mùa dịch COVID-19, chàng tiên cá Tiun đã bơi khắp sông Sài Gòn để thực hiện chương trình "Hãy cứu lấy nguồn nước sạch thành phố Hồ Chí Minh" chứng kiến những gì đang diễn ra dưới sông và nhìn thấy rõ những hành động của con người trên bờ đang đối xử rất tệ với nguồn nước sạch của thành phố này. Đây là một 1 đoạn clip ghi lại hành động vì sông Sài Gòn của chàng tiên cá Tiun, bạn có thể ủng hộ các hành động bảo vệ môi trường anh ấy bằng việc nhấn thích trên video.

Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...