Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (NORAD), vào năm 2019 Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã khởi động dự án các hòn đảo không còn rác thải nhựa (PWFI). Mục tiêu hàng đầu của dự án là giảm thiểu chất thải nhựa ra đại dương từ sáu quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS) - ba từ Thái Bình Dương và ba từ Caribe. Dự án cũng hướng tới mục tiêu tái chế chất thải nhựa thành các đồ vật hữu ích, từ đó tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Giải pháp xử lý rác thải Nền kinh tế biển đảo rất dễ bị hủy hoại vì chủ yểu phụ thuộc vào du lịch và đánh bắt hải sản. Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng các đảo phải đối mặt với nhiều thách thức về rác thải. Cư dân sống trên các hòn đảo không chỉ đối phó với rác nhựa trôi dạt từ đất liền mà còn phải tìm cách xử lý rác thải trên đảo sao cho hiệu quả. Nếu không có biện pháp phù hợp thì lượng rác bị tồn đọng và bao quanh các hòn đảo sẽ ngày một nhiều lên, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân. Các hòn đảo thường cách xa đất liền nên không thể thu gom rác về xử lý. Giải pháp duy nhất là phải làm sao xây dựng quy trình xử lý rác thải hoàn toàn khép kín trên các hòn đảo.
Giải quyết vấn đề Dự án làm sạch rác thải nhựa trên đảo tạo ra một liên minh giữa các quần đảo trên khắp các vùng biển Caribe, Địa Trung Hải và Châu Đại Dương nhằm chống lại ô nhiễm nhựa. Liên minh này sẽ thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, nghĩa là tận dụng triệt để chất thải nhựa để tái chế thành sản phẩm có lợi và giải quyết việc làm cho người dân sống trên đảo, đồng thời cũng ngăn ngừa và chấm dứt việc xả rác thải nhựa ra ngoài môi trường tự nhiên.
Cách thức hoạt động của dự án Đầu tiên rác sẽ được thu gom, cân số lượng và phân loại: có thể tái chế và không thể tái chế. Dựa vào số liệu thống kê chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng quan về lượng rác, nguồn gốc phát sinh của chúng để tìm ra biện pháp ngăn ngừa. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án, phải đi kèm các giải pháp hỗ trợ về kinh tế cho các quần đảo. Kết hợp xử lý rác thải với tạo ra công ăn việc làm cho dân cư sống trên đảo thì dự án làm sạch rác thải nhựa mới thành công. Bước tiếp theo, dự án sẽ xác định những sản phẩm nào có thể dùng polyeme tái chế sản xuất mà vẫn đảm bảo được giá trị kinh tế. IUCN sẽ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp địa phương thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm tái chế này diễn ra liên tục và ổn định. Các nhà đầu tư hoặc chính phủ sẽ hỗ trợ biến những giải pháp làm sạch rác thải nhựa trên các hòn đảo thành hành động cụ thể. Bằng cách chọn lựa những hệ thống xử lý rác thải cần thiết cho hòn đảo. Cuối cùng là tổ chức các buổi chia sẻ, nói chuyện, vận động để nâng cao ý thức của người dân và các bên liên quan trong việc quản lý và tái chế rác thải.
Thách thức hiện tại Gần đây, các hòn đảo đang phải đối mặt với thử thách ngày càng lớn do thị trường tái chế số 1 thế giới ở Trung Quốc không còn tiếp nhận rác thải từ các quốc gia khác để xử lý nữa. Thế nên bắt buộc rác thải trên các hòn đảo phải tìm hướng giải quyết. Trước tình hình này, dự án làm sạch rác thải nhựa trên đảo PWFI phải cố gắng chia sẻ hợp tác để tìm ra giải pháp xử lý rác tốt nhất. Vừa ổn định việc làm vừa bảo vệ cảnh quan môi trường, thật sự là một thách thức vô cùng lớn.
Những kế hoạch tiếp theo Tuy dự án làm sạch rác thải nhựa trên đảo mới được khởi động nhưng tiến độ triển khai diễn ra cũng rất khả quan. Do các buổi hôi thảo thúc đẩy bảo tồn các rặn san hô ở các quốc gia thuộc vùng biển Caribe và Thái Bình Dương hầu như đã hoàn thành. Việc thu thập dữ liệu rác thải, đánh giá số lượng và mức độ xả rác đã bắt đầu được triển khai vào tháng 2 năm 2021 và sẽ được mở rộng sang sáu quốc gia trong những tháng tới. Sau khi hoàn thành, các kết quả sẽ là cơ sở để xây dựng các chiến lượt hành động ở mỗi quốc gia và phát triển giải pháp tái chế rác thải nhựa. Dự án này sẽ tạo ra tác động tích cực cho các hòn đảo, nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý và xử lý chất thải nhựa của người dân trên đảo.
Vào tháng 9 năm 2018, chàng tiên cá Tiun cùng gia đình học trò người cá Luna đến đảo Bình Hưng ở Việt Nam chơi, vô tình chứng kiến rác thải nhựa không được mang đi xử lý mà tất cả đều vứt thẳng xuống biển, từ tã em bé, băng vệ sinh, thức ăn thừa, dầu máy chạy tàu thuyền, xác gia súc,...Cộng thêm thức ăn thừa chăn nuôi hải sản hằng ngày góp phần không nhỏ đến việc làm ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến tình trạng cái chết trắng hàng loạt của san hô quanh đó.
Chàng tiên cá Tiun đã lặn xuống độ sâu 20m cách đất liền 1km để nghiên cứu sự sống dưới đáy biển đảo Bình Hưng, nhưng vẫn không tìm thấy các loài sinh vật bảo vệ san hô như cá mó, nhím biển, sò tai tượng, ốc tù và,...Ở đây rất nhiều rác thải và đặc biệt cá tôm ở đây rất nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay, chứng tỏ việc đánh bắt chưa được kiểm soát. Sư thiếu hiểu biết của người dân trên đảo vô hình chung đang hủy hoại tương lai của chính gia đình mình và góp phần làm tận diệt đại dương. Khi trở về đất liền Tiun đã làm video này để kêu gọi chống lại rác thải nhựa trên đảo Bình Hưng và hướng Youtube quảng cáo đến Dive Against Debris dự án chống rác vụn dưới biển của PADI AWARE và liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, không ngờ chỉ trong vòng 1 năm thế giới đã có chương trình làm sạch rác thải trên các hòn đảo, nhưng ở Việt Nam thì vẫn chưa có.
Tiếp tục vào cuối năm 2018, trước khi tìm ra học trò cuối cùng xứng đáng nhất trở thành nàng tiên cá được TIUN và PADI công nhận, chàng tiên cá Tiun đã quay lại đảo Bình Hưng trong lần sinh nhật thứ 33 tuổi của mình với gia đình người cá Ellie, và đã làm một chuyến phiêu lưu đáy biển lần nữa ghi hình lại toàn cảnh rác thải ở bán đảo Bình Lập, đảo Bình Ba, đảo Bình Hưng cũng như việc đánh bắt hải sản tự do của người dân nơi đây, mục đích làm tư liệu để xúc tiến hướng giải quyết làm sạch rác thải nhựa trên đảo cho dự án Dive Against Debris. Do công việc dạy bơi tiên cá quá mệt mỏi nên chàng tiên cá Tiun chưa kịp lưu trữ dữ liệu để dựng phim thì đã bị hư ô cứng. Nếu các bạn mà được xem những thước phim này thì sẽ rất bất ngờ trước những điều khủng khiếp mà người dân trên các hòn đảo ở Cam Ranh, Khánh Hòa đang gây hại cho đại dương.
Đến giữa năm 2019, chàng tiên cá Tiun tiếp tục tìm đường cứu đại dương bằng cách đặt vé máy bay đến Philippines, tình cờ chuyến đi đưa đẩy tới Campuchia và ở trên đảo Koh Rong Samloem suốt 1 tháng để nghiên cứu số liệu về rác thải cho tổ chức PADI AWARE và hợp tác với các kỷ sư người Pháp hoàn tất dự án tái chế nhựa sử dụng 1 lần thành những vật dụng hữu ích cho người dân sống trên đảo. Bạn có thể ủng hộ việc làm này của chúng tôi chỉ bằng cách đơn giản nhấn like khi xem video về Trash Is Nice.
Cuối cùng, ủng hộ kênh Youtube TIUTAC là cách tốt nhất để bạn giúp đại dương, thiên nhiên và động vật được bảo vệ. Đây là một việc làm vô cùng thiết thực vì không ai có đủ năng lực thực sự để làm những việc như chàng tiên cá Tiun đang làm. Anh ấy dạy bơi đào tạo ra 1 tương lai những người trẻ tuổi hóa thân thành tiên cá hoạt động vì môi trường và anh ấy phải làm những việc mạo hiểm để giúp các loài sinh vật quý hiếm thoát khỏi tuyệt chủng. Nếu muốn đại dịch Covid-19 tiêu trừ chắc chắn bạn phải trở thành hội viên của câu lạc bộ tiên cá TIUN, cùng nhau chúng ta sẽ tạo ra 1 thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả muôn loài.
Comments
Post a Comment