Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Chàng tiên cá phóng sanh những sinh vật độc lạ trong rừng ngập mặn Việt Nam tên là Tiun

Chàng tiên cá Tiun bơi vượt sông Sài Gòn lên đường thực hiện sứ mệnh giúp chúng sinh thoát khỏi biển khổ
Cuộc chiến chống lại rác thải nhựa, giải cứu động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng của chàng tiên cá Tiun chưa bao giờ dừng lại vì anh ấy biết rõ chuyện gì sẽ xảy ra nếu 2050 đại dương không còn cá biển. Tiếp tục làm những việc người khác khó thể làm hoặc chẳng mấy ai quan tâm, nhưng Tiun vẫn cố gắng để thực hiện lời hứa 3000 năm trước với đức Phật hiện tại là Thích Ca Mâu Ni, giúp chúng sanh thoát khỏi biển khổ trong ngày phán xét của quỷ thần. Vì nhân quả là công bằng nên những ai xứng đáng được sống tiếp tục hay bị đọa lạc làm súc sanh trả nợ cho những điều tồi tệ gây cho thiên nhiên động vật, sẽ được chàng tiên cá Tiun hiện thân của * thần phán xét nhân loại bắt đầu ghi nhận kể từ năm nay 2021.

Rừng ngập mặn giữ vai trò quan trọng nhất trong tự nhiên, vì chiếm trữ lượng khí oxy gấp 5 lần so với rừng nhiệt đời và những khu rừng khác, đa dạng động thực vật trong đó góp phần giữ cân bằng cho hệ sinh thái của cả hành tinh này. Vai trò của những loài vật sống trong rừng ngập mặn vô cùng lớn, dù là con cá nhỏ bé bằng móng tay nhưng vẫn giữ 1 vị trí quan trọng trong chuỗi thức ăn của các sinh vật cao cấp nhất đại dương. Hiện tại, rừng ngập mặn không chỉ bị tàn phá do con người muốn san bằng để đô thị hóa thành nhà ở dưới nhiều hình thức tinh vi nhưng không che được mắt quỷ thần như: 
  • Hút cát dưới đáy sông để làm cho cây đước bung gốc, hoặc đục khoét thân một cách tàn nhẫn chỉ để kiếm các loài thân mềm khiến cây chết ngã đổ mỗi ngày một nhiều hơn. Cây đước hấp thụ khí CO2 cực lớn để thải ra O2, mỗi năm chỉ mọc được 1 đoạn nhỏ bằng gang tay, nhưng người ta có thể vì một con chem chép chút xíu mà đục banh thân cây đước hằng chục năm để bắt nó. Sự tàn phá đó quả thật chỉ sánh ngang với ma vương, nên cảnh giới bạn sinh ra sau khi mất chính là chịu khổ nạn trong ác đạo.
  • Vẫn ngoan cố xã rác bẩn độc hại xuống nước toàn là các chất axit, xác động vật thối, phân ao chuồng, rác thải nhựa để làm ô nhiễm nguồn nước khiến các loài vật trong rừng ngập mặn muốn sống không nổi muốn chết cũng không xong. Nguyên nhân chỉ vì để tiết kiệm chi phí xử lý rác thải.
  • Đánh bắt hải sản vô tội vạ chưa được kiểm soát chặt chẽ, luôn có sự ăn rơ giữa ngư dân và chính quyền địa phương để qua mặt nhà nước, thoải mái đi te chích điện cá với công suất lớn, thản nhiên hủy diệt toàn bộ sự sống dưới nước, cá lớn cá bé có bầu gì cũng không tha thứ.

Còn rất nhiều điều kinh khủng về những tội ác làm hại thiên nhiên động vật hoang dã trong rừng ngập mặn nhưng chàng tiên cá Tiun không dám nói nữa, sợ đắc tội với chúng sanh là những vị Phật tương lai. Thế nên ai làm sai thì tự quay đầu sám hối, cứ xem như Tiun là một cơn gió mát thoảng hương thơm chiên đàn thoáng qua cuộc đời các bạn. Địa ngục rất bao la rộng lớn để có thể chứa đủ các ác nghiệp chúng sanh tạo mỗi ngày. Thế nên hãy từ bỏ những điều gây hại lẫn nhau, để khổ đau không còn nữa. Hôm nay mình ăn thịt con vật này nếu nó oán hận chắc chắn mình sẽ phải mang lại thân con vật ấy để bị nó ăn thịt lại đời sau, dù trải qua luân hồi ngàn kiếp trong tận thế cõi ta bà cũng phải trả nợ cho nhau hoài không dứt cho đến khi gieo duyên được với 1 vị Phật thật sự thì mới có ngày thoáng ra, giống như chú rùa mệt mỏi bơi ngoài biển mênh mông vô tình ngậm được khúc củi mục trôi bềnh bồng để nghỉ ngơi. Nghiệp chướng tạo vô cùng dễ, nhưng phước duyên lại khó vô cùng, giống như mình nghĩ phóng sanh con nào cũng tốt nhưng lại đi thả mấy loài xâm lấn ra tự nhiên để hủy hoại môi trường sống của các loài bản địa khác, thiếu trí tuệ thì bố thí phóng sanh cũng không bao giờ có được phước đức mà chỉ càng làm tăng thêm oán nghiệp với chúng sinh. Chính vì lẽ đó, chàng tiên cá Tiun quyết định hy sinh cuộc sống hưởng thụ của bản thân để biểu diễn giải cứu thiên nhiên động vật đúng cách cho mọi người thức tỉnh.

Để có được chương trình giải cứu các loài sinh vật biển trong rừng ngập mặn, hỗ trợ thu thập số liệu thông tin về các loài cá, giáp xác, thân mềm, lưỡng cư, bò sát, thú...để làm bảo tồn, chàng tiên cá Tiun vô cùng tri ân đến những quý vị là hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát đã không tiếc tiền của trong lúc hoàn cảnh khó khăn Covdi-19, ủng hộ phóng sanh các loài vật nguy cấp bị bắt hại ăn thịt mỗi ngày trong rừng ngập mặn.

Loài Cá

1 Cá thòi lòi (mudskipper): sống ở hang hốc, bãi lầy thích nghi cả nước mặn lẫn nước ngọt. Người ta thích ăn chúng vì thấy thịt có tính hàn mát, ăn vào dai ngon như gà đi bộ, nhưng so ra giá trị dinh dưỡng không cao bằng đậu xanh. Chỉ vì vị ngon ở lưỡi mà bạn đã giết hại 1 chiến sĩ bảo vệ rừng ngập mặn. Vai trò chính của cá thòi lòi chính là làm đất thông thoáng tơi xốp giúp cây côi dễ phát triển gốc rễ.

2 Cá măng sữa (milkfish): là loài sống nước mặn, chúng cũng có họ hàng cá măng sống trong nước ngọt nhưng đặc tính chung là động vật chuyên ăn chay. Sở thích của chúng là ăn các chất mùn hữu cơ trong nước, và tảo. Thế nên bảo vệ loài cá này rất tốt cho việc phát triển san hô, vì chỗ nào có nhiều tảo thì san hô không sinh sôi được. Cá măng biển không thể nuôi được vậy mà người ta lại thích ăn thịt chúng và đưa ra rất nhiều phương pháp trên Google để chế biến làm thức ăn nhưng lại không ai nghĩ cách để cứu chúng, ăn chay mà cũng không tha nữa!

3 Cá mú mép đen (summan grouper): được người ta hay gọi tên chúng là cá bống mú, để né đi tình trạng bảo tồn đang bị đe dọa của nó. Cá này tuy có thể nuôi được nhưng trong tự nhiên không còn nhiều nữa. Thân dài, dẹp bên, phần lưng trước vây lưng hơi gồ cao. Bắp đuôi thót nhỏ, chiều dài bằng khoảng 1,3 lần chiều cao. Đầu tương đối lớn, chiều dài đầu lớn hơn chiều cao thân. Phần trên nắp mang lồi rộng và tròn.

4 Cá chẽm (barramundi): Thường dành thời gian sống trong rừng ngập mặn. Khi còn nhỏ tất cả chúng đều là cá đực nhưng tới độ tuổi trưởng thành vào thời kỳ sinh sản con nào thích làm cái thì tự biến đổi. Loài này ăn tạp và ở tầng đáy. Là cá dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao.

5 Cá nâu (spotted scat): Thân cá dẹp, nhìn ngang giống như hình tròn, da cá có nhiều chấm đen. Là loài cá sống đuợc nuớc mặn và nước lợ là món ăn yêu thích của rái cá vuốt bé vì thịt dai béo. Thích ăn tạp, côn trùng, giáp xác và tảo xanh nên phát triển mạnh ở Châu Á, Châu Phi, và Châu Úc. 

6 Cá nóc (pufferfish): Thân có thể phình to tròn như quả bóng, là loại cá chứa nhiều độc tố tập trung trên da, ruột gan, và buồng trứng. Theo nghiên cứu cá nóc cái độc hơn con đực và độc tố của 1 con cá nóc có thể giết đến 30 người. Vậy mà loài vật này vẫn là món ăn ưa thích của 1 số người có kinh nghiệm chế biến.

7 Cá bè (queenfish): Thân hình thoi, rất dẹp bên, phần đuôi thót nhỏ hình tam giác, viền lưng hơi lõm ở đoạn trước. Đầu nhọn. Chiều dài thân bằng 2,9 - 3,0 lần chiều cao thân, bằng 4,2 - 4,4 lần chiều dài đầu. Mõm nhọn, mắt tròn, màng mỡ không phát triển. Miệng chếch, hàm dưới dài hơn hàm trên. Thân phủ vảy hình thìa, phần lớn chìm dưới da. Đường bên không rõ ràng. Không có vảy lăng. Vây lưng thứ nhất có 8 gai cứng, gai cứng thứ nhất mọc ngược. Vây ngực ngắn, rộng. Vây hậu môn có hai gai cứng phía trước
dài khoẻ. Lưng màu xanh xám, bụng màu trắng.

8 Cá úc (sea catfish): thuộc họ cá Ariidae là một phân loài của cá da trơn sống ở biển hay gọi chung là cá trê biển, người ta thích ăn thịt cá này vì nghĩ nó giúp trẻ em phát triển trí não do hàm lượng Omega3 trong cá cao chứ không nghỉ ăn thịt nó chính là nghiệp chướng phải trả trong luần hồi súc sanh, thích ăn thịt con gì trở thành con đó, rồi ăn qua lại lẫn nhau cho đến khi nhận ra thịt động vật có ngon bổ cũng chẳng qua nó hấp thụ những dưỡng chất có trong thực vật. Vì là con cá chuyên ăn rong và tảo biển nên con cá này chứa các axit béo DHA và omega3, thế nên chỉ cần mình ăn thực vật rong biển mỗi ngày là đã bổ như nó rồi. Ở Hàn Quốc trẻ em được nuôi lớn bằng rong biển nên vô cùng thông minh có thể làm cho cả thế giới thích đất nước của mình. Còn bạn nghĩ ăn thịt cá úc để bổ não chắc chắn sẽ tới lúc bạn phải mang thân cá úc để bị con khác ăn lại. Thân tương đối dài. Vây đuôi chia thành hai thùy rất sâu, bằng nhau. Vây lưng thứ nhất có gai, vây lưng thứ hai là vây mỡ tương đối phát triển, vây hậu môn ngắn. Vây ngực lớn hơn và dài hơn vây bụng rất rõ rệt. Màng mang liền với eo mang. Có râu mép và râu cằm.

9 Cá liệt lớn (common ponyfish): Loài bản địa của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, loài này phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Đây là một trong những loài cá có giá trị kinh tế và được khai thác quanh năm. Lớn nhất trong họ, Thân hình thoi cao, dẹt bên. Vây bụng vơn tới khởi điểm của vây hậu môn. Cơ thể có màu sáng với các đuờng chấm mờ nhạt, gần nhau trên lưng. Vây lưng không màu, trong suốt, vây hậu môn màu vàng lợ.

10 Cá liệt xanh (splendid ponyfish): Thân hình thoi, dẹt bên và khá cao. Đầu không phủ vẩy. Mõm ngắn, ngắn hơn đường kính mắt. Miệng khi dô ra hơi chĩa xuống dưới. Vây bụng không đạt tới gốc vây hậu môn. Thân mầu sáng bạc; vẩy của đường bên, cá gốc vây ngực, mép vây đuôi và vây hậu môn mầu vàng tươi; đôi khi có một chấm đen ở phía trên phân tia cứng thứ ba của vây lưng.
 
11 Cá móm (mojarra): Đầu có vảy nhưng mặt trên nhẵn. Vây lưng và vây hậu môn có màng bao vảy dọc theo phần gốc. Các màng mang không hợp nhất thành eo. Cá nhỏ màu bạc với miệng rất lồi có thể dễ dàng mở rộng. Chúng kiếm ăn bằng cách lựa chọn các động vật không xương sống tầng đáy từ trong cát. Là cá mồi chuyên làm thức ăn cho những loài cá lớn khác. Hầu hết khi trưởng thành xuất hiện ở các đầm phá ven biển với đáy cát hoặc bùn lầy giáp với rừng ngập mặn, đôi khi chúng cũng bơi vào cửa sông.

12 Cá chét bùn (giant threadfin): hay còn gọi là cá nhụ 4 râu là loài lớn nhất trong họ cá nhụ. Thân ít hoặc nhiều dài và dẹt bên. Mõm nhọn, miệng rất rộng, răng nhỏ. Vây ngực chia thành hai phần, phần trên gồm các tia không phân nhánh, phần dưới là 4 tia dạng sợi tự do trong đó các sới phía trên dài nhất dạt đến gốc vây bụng. Vây đuôi chia láng, hai thùy bằng nhau. Vẩy nhỏ. Phần trên thân mầu xanh xám; phía dưới mầu kem. Vây đuôi và vây lưng mầu xám. Vây hậu môn và vây bụng mầu vàng da cam; các sợi tự do của vây ngực mầu trắng.

13 Cá chim trắng (white pomfret): Thân hình thoi ngắn, gần như tròn rất dẹp bên. Bắp đuôi ngắn,
cao. Đầu nhỏ, dẹp bên. Mắt tương đối lớn. Miệng rất bé, gần như thẳNg đứng, hàm dưới ngắn hơn hàm trên. Mõm rất ngắn, tù, tròn. Răng rất nhỏ, hơi dẹt, mỗi hàm chỉ có một hàng nhỏ, xếp xít nhau. Xương lá mía và xương khẩu cái không có răng. Khe mang nhỏ, lược mang tròn, dài, nhọn. Vây lưng dài, hình lưỡi liềm, gai cứng ẩn dưới da. Vây hậu môn đồng dạng với vây lưng. Đuôi vây phân thành hai thùy, thùy dưới dài hơn thùy trên. Toàn thân màu trắng, không có màu sắc đặc biệt. Là loài ăn tạp có thể nuôi được.

14 Cá hồng chấm đen (moses snapper): Thân hình bầu dục dài, dẹp bên, viền lưng cong đều, viền
bụng thẳng từ ức đến hậu môn. Đầu lớn, dẹp bên. Mép sau xương nắp mang trước hình răng cưa, mép góc dưới có gai cứng. Miệng rộng, chếch, hàm dưới ngắn hơn hàm trên. Hàm trên có 1 hàng răng to khỏe ở phía ngoài và răng nhỏ mọc thành đai ở phái trong, trước cửa có 1 - 2 răng nanh rất lớn. Hàm dưới không có răng nanh. Lược mang dài, dẹt và cứng. Thân phủ vảy lược yếu. Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi phủ vảy ở gốc vây. Vây lưng dài, liên tục, có 10 gai cứng khỏe. Vây ngực lớn, mút vây vượt đuôi. Mép màng vây lưng màu đen.

15 Cá bống sao (star mudskipper): Chỉ có tên khoa học là boleophthalmus boddarti, nằm trong họ cá oxudercidae. Loài cá này còn được gọi là cá thòi lòi hoặc cá lác. Thế nên trong tiếng anh tên của chúng cũng là mudskipper nhưng được chàng tiên cá đặt thêm là star để cho dễ phân biệt, vì màu sắc trên da cá này rất giống những ngôi sao lấp lánh, chúng đẹp hơn cả thòi lòi bình thường rất nhiều. Vậy mà người ta thích đi câu cá bống sao về ăn thịt. Cách thức câu thế nào bạn có thể đăng ký làm thành viên trên Youtube TIUTAC để có thể yêu cầu anh tiên cá làm video ngoài tự nhiên theo ý muốn.

Nhìn các chấm sáng trên da cá bống sao ngoài thực tế bạn sẽ thấy lấp lánh rất đẹp vậy mà loài này đang bị đi câu ăn thịt mỗi ngày, tại sao người ta thích làm hại những con vật ngoài tự nhiên thế nhỉ? Trong khi họ đã có rất nhiều thứ để ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

16 Cá bống cát (sand goby): Có hai vây lưng với khoảng cách giữa chúng rộng hơn cá bống thường, vây trước gồm sáu gai mềm. Các vây bụng hợp nhất với các vây hậu môn. Vây đuôi tròn. Màu sắc chung là màu nâu cát với các vệt sẫm màu không rõ ràng và các vân trên bề mặt lưng. Màu sắc của con đực sẫm hơn trong mùa sinh sản và các vây của nó trở nên nhiều màu hơn. Loài cá này rất là nhút nhát nên thường bị bắt khi nghe âm thanh của bẫy ngao trong rừng ngập mặn. Hiện tại chàng tiên cá Tiun có chương trình phóng sanh cá bống cát nếu bạn muốn ủng hộ thì liên hệ anh ấy. Loài cá này không thể nuôi nhốt được và chúng chỉ có trong tự nhiên mà thôi.

Trả bạn cá bống cát về tự nhiên nhờ công đức lập đàn dược sư của thầy Chúc Phương và các vị bồ tát ủng hộ. Nay giúp Tiun đủ duyên lành giải cứu động vật trong rừng ngập mặn. Bạn chính là chú cá bống cát may mắn của ngày hôm ấy. Hy vọng có kinh nghiệm rồi đừng để bị hại nữa.

17 Cá bống tròn (round goby): Thường sống ở tầng đáy xuất hiện nhiều trong rừng ngập mặn. Món ăn ưa thích của loài này là các sinh vật phù du, chất dơ có trong nước và một số loại tảo. Người ta thường thích ăn thịt chúng nhưng không biết sự ngon ngọt ấy cũng từ những thứ dơ bẩn mà họ đã xả xuống nước.

Nhìn con cá bống tròn nhỏ này Tiun nghĩ nó đã bơi theo mình nhiều lắm rồi và nay lại được tự tay mình cứu, nguyên nhân bơi vòng quanh mấy cái biển ở Đông Nam Á đều thấy nó, giờ vô rừng ngập mặn cũng gặp nữa. Nếu một ngày bơi lặn ở biển mà không thấy cá bống tròn chắc chắn đó là ngày tàn của thế giới, vì nước biển đã bị con người làm cho ô nhiễm toàn bộ. Xin hãy ngừng thải chất độc hại và rác nhựa xuống nước vì tương lai của chú cá bống tròn này cũng là của con em quý vị.

18 Cá bống dừa (coconut goby): Loài cá này chỉ có tên khoa học là xenisthmidae vừa khó nhớ và dài nên chàng tiên cá Tiun đã đặt cho nó một cái tên tiếng anh riêng để người ta dễ nhớ đến đặc tình loài này thường thích sống ở các bẹ dừa. Cá bống dừa có cả ở nước ngọt và nước mặn, chúng dễ thích nghi với đa dạng môi trường sống, nhưng chuyên tập trung ở vùng bùn đất để dễ ẩn thân vào hang hốc. Đây là loài cá ăn tạp, món ưa thích của chúng là con ruốc, cá con, các loài thân mềm, và phiêu sinh động thực vật.

Cá bống dừa chưa quý hiếm nhưng cũng chẳng ai nuôi vì loài vật này có đầy trong tự nhiên, chúng có thể tồn tại đến bây giờ dù bị con người đánh bắt thường xuyên đã là kỳ tích, một loài vật đen thui nhỏ xíu nhưng sức sống mãnh liệt, vẫn cố gắng từng ngày để giữ cân bằng mắc xích chuỗi thức ăn cho các loài vật khác quan trọng hơn ở rừng ngập mặn.

19 Cá kèo lửa (red mudskipper): Đây là giống cá có cái tên chung khá dài pseudapocryptes elongatus, cũng thuộc họ cá oxudercidae. Trong tiếng anh gọi tên chung cá kèo là cá thòi lòi nhưng để cho dễ phân biệt với các loài cá trườn mình trong bùn đất khác, chàng tiên cá Tiun đã đặt lại tên cho cá kèo lửa dễ nhớ hơn là red mudskipper, còn trong tiếng Việt bạn có thể gọi nó là cá kèo đỏ. Loài cá này khá hiếm trong tự nhiên nhưng vẫn bị bắt ăn thịt như thường. Hiện tại trong bách khoa toàn thư online của thế giới wikipedia vẫn chưa có thông tin gì về loài này, chỉ có anh Tiun đã tự nghiên cứu và phát hiện chúng thích ăn trùng đất trong rừng ngập mặn, mà khi chạm tay vào chỗ đất có trùng này thì da tay sẽ bị dị ứng nổi mẩn đỏ rất ngứa. Có thể vì đặc tính chuyên ăn loài trùng nên cá kèo lửa sở hữu một bộ hàm răng lồi rất đặc trưng để dễ giữ chặt lấy con mồi ngoe nguẩy dưới bùn.

Thân mình dài màu đỏ nhạt, cái mặt và cả bộ răng quá giống venom nhìn cực ngầu, vậy mà bị bắt ăn thịt hoài đó quý vị, không phải lúc nào cũng cứu được cá kèo quý hiếm này đâu nha. Vậy mà người ta bắt được là cứ mang nó đi làm thịt. Đánh bắt cá bẫy lú thường dính con này.

20 Cá nhệch (snake eel): Loài cá thuộc họ cá chình còn có một tên gọi khác lịch củ hay chình rắn. Bây giờ cá này trở nên vô cùng hiếm do bị bắt ăn thịt nhiều, giá thành cũng ngày một cao hơn. Gọi là cá chình rắn nghe cũng có vẻ hợp lý hơn cá nhệch vì hình dáng bên ngoài, chúng có thân dài, hình trụ, giống rắn. Cá này được tìm thấy trên toàn thế giới ở các vùng biển nhiệt đới đến ôn đới ấm. Chúng có thể sống ở vùng ven biển và cả sông nước lợ, đến độ sâu dưới 800m. Hầu hết các loài là sinh vật sống ở đáy, ẩn mình trong bùn hoặc cát để bắt mồi là động vật giáp xác và cá nhỏ.

Cá nhệch giờ không còn nhiều ngoài tự nhiên giá thành của chúng cũng rất cao, loài cá này rất hiền cầm vào trơn lùi như con lươn nước ngọt, nhờ chị Phượng và Chi ở Tây Úc ủng hộ nên Tiun đã mạnh tay phóng sanh con này.

21 Cá bơn ngộ (flounder): Thân dẹp bên, hình trứng hơi dài, 2 mắt cách nhau không xa lắm. Miệng rộng, hàm dài quá 1/2 chiều dài đầu. Răng nhọn. Khởi điểm vây lưng ở sau mắt, đại bộ phận các tia sắc, các tia vây lưng và tòan bộ các tia vây hậu môn đều có chia nhánh, hai vây Ngực lớn nhỏ không khác nhau nhiều lắm, tia vây ở bộ phận giữa có chia nhánh. Đường bên ở 2 bên đều nở nang, ở chỗ trên vây ngực hơi cong lên.

22 Cá sơn (white squirrelfish): Thân hình bầu dục, hơi dài và dẹp bên. Đầu to vừa, mõm tương đối nhọn. Mắt to. Miệng rộng, hai hàm đều có răng rất nhỏ dạng lông nhung. Khe mang rộng, rìa sau nắp mang có nhiều gai nhọn, góc dưới nắp mang có 1 gai dài khỏe, trên các gai nhỏ có răng cưa. Có 2 vây lưng, vây lưng thứ nhất có 11 gai cứng rất khỏe và nhọn sắc, vây lưng thứ hai có 13 tia mềm và gần như đối xứng với vây hậu môn. Vây hậu môn có 4 gai cứng khỏe và 9 tia mềm. Vây ngực thấp, vây bụng to rộng, vây đuôi chia thùy nông. Vảy lược to, rất cứng, viền vảy sắc. Ở má có 5 hàng vảy, xương nắp mang trước có
vảy. Ở làng lưới nơi chàng tiên cá Tiun đang làm bảo tồn rái cá hoang dã, những ngư dân đi te thường gọi cá sơn trắng này là cá heo vì dùng để cho lợn ăn, giá thành vô cùng rẻ. Ngược lại với cá sơn đỏ hay còn gọi là cá sơn đá lại có giá trị kinh tế cao. Hiện tại cá sơn là loài chỉ có trong tự nhiên không nuôi nhốt được.

23 Cá kìm biển (halfbeak): Loài cá kìm sống trong môi trường nước mặn có kích thước cơ thể lớn so với nước ngọt. Thường có chiều dài từ 15 – 25cm, có con có thể lên tới 40cm. Cơ thể có màu sắc đan xen, phần trên thân và sống lưng có màu đen, hoặc xám xanh. Phần dưới bụng có màu trắng xám hoặc trắng sữa rõ ràng. Người ta nói ăn thịt cá kìm biển rất ngon nhưng chàng tiên cá Tiun chê, thích ăn thịt con gì mốt phải làm con ấy trả nợ lại. Cứ ăn qua ăn lại lẫn nhau đến khi nào mới thoát khỏi lục đạo luân hồi. Nghe xong người ta nói anh ấy bị khùng vậy lâu năm chưa? Một tuần sau thì anh ấy hay tin gia đình mời anh ấy ăn thịt cá kìm bị từ chối và phỉ báng nhẹ đã dương tính với Covid-19. Chứng minh thịt cá này không ngon bổ như người ta nói, vì anh Tiun thường ăn rau củ quả là chính nên miễn nhiễm với Corona còn họ đều tiêm vaccin hai mũi hết rồi lại dương tính tiếp.

24 Cá rô biển (atlantic tripletail): Thân hình bầu dục hơi dài, dẹt hai bên, phần lưng nhô cao, thân phủ vảy lợc cứng lớn, trên đầu và ở các gốc vây vảy nhỏ hơn. Trán và trên xương hàm không có vảy, đường bên hoàn chỉnh và cong. Mắt nằm ở nửa phần trước của đầu, mũi tròn ở ngay trước mắt. Miệng trước, mép miệng ở ngay phần dưới của mắt, vây lưng thứ 2 cao hơn vây lưng thứ nhất và có hình dạng giống vây hậu môn, phần cuối lợn tròn, vây ngực cũng tròn. Vây bụng ở ngay phía dưới ngực. 

25 Cá đối (mullet fish): Thân dài, tương đối tròn. Đầu tương đối ngắn, đỉnh đầu bằng phẳng. Màng mỡ mắt phát triển, che phủ gần hết chiều dài đầu. Môi mỏng. Phía trước của hàm dưới có một gai thịt tương đối lớn. Môi trên có một vài hàng răng nhỏ. Khởi điểm của vây lưng thứ nhất nằm gần mút mõm hơn đến gốc vây đuôi. Khởi điểm của vây lưng thứ hai nằm sau khởi điểm của vây hậu môn. Vây ngực ngắn, không đạt đến khởi điểm của vây lưng thứ nhất. Gốc vây ngực có vảy nách. Vây hậu môn có 8 tia vây mềm. Vây đuôi chia thành hai thùy.

26 Cá cơm săng (spined anchovy): Thân dài, dẹp bên. Đầu tương đối to. Mõm ngắn. Mắt tương đối to, không có màng mỡ mắt, khoảng cách hai mắt rộng. Trên hàm, xương lá mía, xương khẩu cái đều có răng nhỏ. Khe mang rộng, lược mang dài và nhỏ. Vẩy tròn, nhỏ, dễ rụng. Có một vây lưng, khởi điểm nằm ở sau khởi điểm của vây bụng, trước khởi điểm của vây hậu môn. Thân màu trắng, bên thân có một sọc dọc màu trắng bạc. Các vây màu trắng, riêng vây đuôi màu xanh lục.

27 Cá mang rổ (archerfish): Đây là loài cá có thể sống được cả nước mặn lẫn nước ngọt, nhờ vào chiếc miệng độc đáo tạo ra áp lực lớn để phun những tia nước cực mạnh vào mục tiêu, nên chúng còn được gọi là cá cung thủ hay cao xạ pháo. Một cú phun của loài cá này đủ hạ gục con mồi đang trên cây và rơi ngay xuống nước.

28 Cá dìa đốm cam (orange-spotted spinefoot): Thân cá hình bầu dục dài và dẹt hai bên, có vẩy tròn rất nhỏ. 2 bên đầu ít nhiều đều có vẩy, đường bên hoàn toàn. Mỗi bên mõm đều có 2 lỗ mũi, miệng bé. Vây ngực hình tròn lớn vừa phải. Vây bụng ở dưới ngực. Vây đuôi bằng phẳng hoặc hơi chia thuỳ. Mình có nhiều chấm cam, có một số sọc xiên hẹp ở bên đầu, sọc từ mép miệng đến dới mắt là rõ nhất. Đầu cuối của vây lưng có đám sọc màu nhạt.

29 Cá tráp trắng (white seabream): Loài cá này còn được gọi là cá hanh vì thịt của chúng có mùi tanh đặc trưng, do có lần chàng tiên cá Tiun mua cho rái cá ăn nên biết. Cá hanh trắng có thể được tìm thấy ở độ sâu 50m. Một vài cá thể có chiều dài tới 45cm nhưng chiều dài trung bình chỉ khoảng 22cm. Cá tráp trắng là động vật ăn phù du ở biển, và các loài giáp xác. 

30 Cá khoai (bombay duck): Loài cá này sống ở các vùng nhiệt đới của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng còn được gọi là "cá lạ". Sở dĩ loài cá này có tên gọi là khoai bởi thân hình tròn, thon dài, thịt trắng hồng, không có vảy tựa như củ khoai, rất dễ phân biệt chúng với các loài cá khác. Đôi khi chúng còn bị phơi khô để ăn được quanh năm, nhưng mùi vô cùng thúi. Bên nước Ấn Độ rất thích chiên cá này, còn ở Việt Nam thì nấu canh.

31 Cá ba thu (short mackerel): thuộc họ cá ngừ hay còn là cá thu ngắn. Thân hình thoi, hơi dẹp bên và rất cao, chiều cao thân sau nắp mang gấp 3,7 – 4,0 lần chiều dài kinh tế. Đầu dài gần bằng chiều cao thân. Mắt mỡ rất phát triển. Lược mang rất dài và trông thấy rõ khi mở miệng cá. Sau vây lưng thứ hai và vây hậu môn có 5 vây phụ. Thân màu xanh lá cây sẫm, hai bên sườn và bụng màu trắng bạc, có một hàng chấm đen chạy dọc lưng. Tia cứng vây lưng màu vàng nhạt, đầu tia có viền đen. Vây ngực và bụng sẫm màu, các vây khác màu vàng nhạt.

32 Cá bạc má (indian mackerel): Thân hình thoi, hơi dẹp bên, khá cao, chiều dài đầu lớn hơn chiều cao thân. Sau vây lưng thứ hai và vây hậu môn có 5 vây phụ. Lược mang rất dài, thấy rõ khi mở miệng. Thân màu xanh đen, sườn màu bạc với các chấm vàng. Có 2 hàng chấm đen dọc theo gốc vây lưng, có 1 dải đen hẹp chạy dài theo phía thân trên và có 1 chấm đen trên thân ngay dưới rìa vây ngực. Vây lưng màu vàng nhạt và có chấm đen.

33 Cá bạch điều (white snapper): Thân hình bầu dục dài và dẹt 2 bên có vảy lược tương đối lớn,
đường bên hoàn chỉnh. Phần trước của đầu không có vảy bẹ, vây đuôi chia thùy nông, vảy trên đỉnh đầu bắt đầu từ ngay sau mắt. Xương nắp mang trước có 4 - 6 hàng vảy, miệng lớn vừa phải, môi dày. Răng phía trước 2 hàng nhỏ và cong. Vây lưng liên tục không có khía lõm. Vây lưng và vây hậu môn đều không có vây bẹ. Vây đuôi chia ngắn, gốc vây có vảy. Vây ngực nhọn, 2 vây bụng gần nhau, khởi điểm ở sau gốc vây ngực.

34 Cá bè toli (toli queenfish): Thân cá dài dẹp hai bên, viền lưng hơi lõm ở đoạn trước. Chiều dài thân bằng 3,8- 4,1 lần chiều cao thân, bằng 4,3 - 4,4 lần chiều dài đầu. Mắt tròn, màng mỡ phát triển, phủ đến viền mắt. Miệng chếch, hàm dưới dài hơn hàm trên. Thân phủ vẩy kim, dài, hai đầu nhỏ. Đầu không phủ vẩy. Đường bên không rõ ràng. Không có vẩy lăng. Vây lưng thứ nhất có 8 gai cứng, gai cứng thứ nhất mọc ngược. Vây ngực nhỏ. Vây hậu môn có 2 gai cứng phía trước, dài và khoẻ, phần vây phía sau đồng dạng với vây lưng thứ 2. Lưng màu xám, bụng màu trắng.

35 Cá bè xước (talang queenfish): Thân cá dài dẹp hai bên, viền lưng hơi lõm ở đoạn trước. Chiều dài thân bằng 3,8- 4,1 lần chiều cao thân, bằng 4,3 - 4,4 lần chiều dài đầu. Mắt tròn, màng mỡ phát triển, phủ đến viền mắt. Miệng chếch, hàm dưới dài hơn hàm trên. Thân phủ vẩy kim, dài, hai đầu nhỏ. Đầu không phủ vẩy. Đường bên không rõ ràng. Không có vẩy lăng. Vây lưng thứ nhất có 8 gai cứng, gai cứng thứ nhất mọc ngược. Vây ngực nhỏ.

36 Cá bò đuôi dài (leatherjacket): Mình dẹp 2 bên. Vảy nhỏ, thô ráp, vây ở phần sau thân có gai
nhỏ rõ ràng. Gai đầu tiên của vây lưng thứ nhất rất lớn. Vây bụng có dạng đặc biệt, có 2 gai to. Vây đuôi tròn, phân thùy không sâu. Cuống đuôi dẹp bằng, chiều rộng lớn hơn chiều cao cuống đuôi. Mắt tròn, to nằm ở ngay trước vây lưng thứ nhất. Phía trước mắt có một rãnh sâu bắt đầu từ viền hốc mắt nhỏ và nông dần về phía mõm. Chiều dài đầu nhỏ hơn 1/3 chiều dài toàn thân. Màu sắc của cá tương đối đa dạng. Thân thường có màu xám.

37 Cá bò một gai lưng (unicorn leatherjacket): Thân hình thoi dài, dẹp bên. Vảy nhỏ, da nhám, miệng bé, răng dính liền với nhau tạo thành mỏ. Vây lưng thứ nhất ở ngay trên giữa mắt giống như 1 gai lớn, Ngoài ra còn có 1 gai con thoái hóa khó tìm thấy, vây lưng thứ hai và vây hậu môn có hình dáng giống nhau và tia của chúng không phân nhánh, không có gai vây bụng nên còn gọi là cá Nóc không gai bụng. Vây đuôi ngắn hơn nhiều so với chiều dài đầu, trên gai vây lưng không có các gai nhỏ, toàn thân màu xám nhạt có những đốm màu nâu sẫm ở trên thân, các vây màu vàng.

38 Cá bơn cát (sole flounder): Thân dẹt và dài, vây lưng và vây hậu môn liền với vây đuôi. Mắt ở phía trái của thân với một khoảng hẹp giữa hai mắt. Mõm tròn. Khe miệng không đạt đến phía dưới mắt, hơi gần đỉnh mõm hơn khe mang. Hai đường bên ở phía thân có mắt. Phía bên kia không có đường bên. Vảy lợc ở phía có mắt, vảy tròn ở phía không có mắt. Mặt thân có mắt mầu vàng nâu với nhiều chấm nâu đậm xếp không theo qui luật rõ ràng.

39 Cá bơn mào (cockatoo righteye flounder): Khoảng cách giữa hai mắt rất hẹp, vị trí hai mắt so le nhau, mắt trên hơi lùi về phía sau, mắt dưới hơi về phía trước. Mõm chếch về phía trên. Tia vây lưng thứ nhất đen, tia thứ 12 kéo dài thành dạng sợi. Vây ngực dài dài hơn chiều dài của đầu. Tia thứ 1 đến 3 của vây bụng phía cơ mắt kéo dài, đầu mút của tia vây nở to như cái la, phía bên khoang mắt không kéo dài. Trên vây có điểm trắng, vây lưng và vây hậu môn màu tro. Trừ những tia vây lưng kéo dài có màu trắng nhưng gốc có màu tro. Vây ngực và vây bụng màu đen.

40 Cá bơn vằn răng to (large tooth flounder): Thân hình bầu dục, dẹp bên. Cả hai mắt đều ở phía bên trái của thân. Răng nanh có từ 6 - 8 chiếc ở hàm phía dưới (phía không có mắt). Khởi điểm của vây lưng bắt đầu ở phía trước mắt trên. Gốc vây ngực ở phía có mắt dầy hơn ở phía không có mắt. Phía có mắt phủ vảy lược, nhỏ, phía không có mắt phủ vảy tròn. Phía có mắt màu nâu hoặc xám, có nhiều đốm màu nâu. Phía
không có mắt màu trắng hoặc màu hồng.

41 Cá cam (greater amberjack): Thân hình thoi là loài cá cá ăn thịt, kích thước khá lớn, con cá lớn chừng 1,5kg có vảy màu trắng bạc, dọc giữa lưng có viền màu vàng nối từ mang đến đuôi, trông rất bắt mắt, đầu cá cam mềm. Răng nhọn, mọc thành đai rộng và hướng vào trong miệng. Răng mọc thành đám rộng trên xương lá mía và mọc thành đai trên xương khẩu cái. Khe mang không liền với ức. Lư­ợc mang dài và cứng.

42 Cá cháo (indo-pacific tarpon): Cá cháo có thân hình đẹp và vẩy sáng lấp lánh giống với một số loài cá kiểng đắt tiền: ngân long, kim long, hồng long...Được biết loài này có thể nặng đến 18kg, nhưng chúng bị đánh bắt bằng bẫy đăng chuồng trong rừng đước thường chỉ 2kg là hết cỡ. Loài này sống ở đáy, dành phần lớn thời gian để di cư từ nước mặn vào nước ngọt hay ngược lại ở một vài thời điểm thích hợp trong đời. Dù vậy rất ít gặp những con cá này sống ở các sông hồ nước ngọt. Cá cháo lớn trưởng thành thường được thấy ở biển nhiều hơn, trong khi những con nhỏ hơn thường được bắt gặp ở vùng ngập mặn. Thịt cá có mùi bùn đất, nên tốt nhất bạn đừng nên ăn chúng, có bắt được hãy thả đi. Ở bên Philipine họ dùng cá này thả vào những hồ nước ngọt để mở dịch vụ câu cá thể thao. Do đặc tính cá hay bay nhảy, vũ lắc mạnh khiến cho các câu thủ rất thích thú.

Loài Giáp Xác

1 Sam (horseshoe carb): Loài vật này còn có tên tiếng Anh rất dễ thương là cua móng ngự. Toàn thân con Sam được bọc bởi một lớp vỏ cứng và dày, chúng có một chiếc đuôi vừa dài vừa nhọn, trên lưng có nhiều gai hình móc câu. Sam có 6 đôi chân, trong đó 4 đôi chân dùng để chi chuyển trên cát và dưới đáy biển, 1 đôi chân to và khỏe hơn chịu trách nhiệm đẩy toàn bộ cơ thể và hỗ trợ khi chơi, 1 đôi chân ngắn với nhiệm vụ kẹp, giữ con mồi không chạy thoát cũng như đưa thức ăn vào miệng. Sam có 2 đôi mắt trong đó một đôi lồi ra bên trên thân thể, 2 mắt còn lại ở trên đầu và nằm sát vào nhau trông giống như một mắt. Người ta thường ăn thịt sam cái ở phần trứng chứ không ăn sam đực. Để nhận biết sam đực thì nhìn vào phần lõm dưới mai. Con sam không có chứa độc tố thì phần chóp đuôi nhọn hình tam giác, còn có độc thì chóp đuôi nhọn hình bầu dục và được gọi là con so.

2 Rạm (paddle crab): Thuộc họ Varunidae có rất nhiều tên gọi như Neohelice, Varuna,...nhưng tên chuẩn nhất theo nghiên cứu của tiên cá Tiun là cua mái chèo. Là loại giáp xác có hình dáng rất giống với cua đồng nhưng sống trong rừng ngập mặn. Tuy nhiên về kích thước, rạm nhỏ hơn nhiều, có lông chân, với phần mai lồi lõm nhấp nhô và không bóng như mai cua. Thức ăn của con rạm là các loài động vật giáp xác, ốc, cá nhỏ và thực vật phù du như tảo, rong rêu. Nơi sống của rạm thường có nhiều tại các vùng cửa sông nước lợ. Vì sinh sống ở vùng nước lợ, gần các cửa sông nên còn được gọi là rạm biển.

3  Ba khía (three-striped crab): Là một loài họ cua có càng to, toàn thân có lông, do trên lưng có ba gạch nên được đặt tên ba khía. Kích thước nhỏ, gạch nhiều, gạch son màu đỏ, gạch bùn màu xám.

4 Cúm (shamed-face crab): Là một chi cua biển trong họ cua hộp (box crab) hay còn gọi là cua mắc cỡ. Chúng thường sống ở vùng biển gần bờ, sát bãi biển. Khi chạm tay vào, dù có cặp càng khá rắn chắc nhưng con vật này chỉ biết co cúm lại nên bị túm đầu, bắt dễ dàng. Vì vậy mới được gọi là cúm.

Cúmlà loài chỉ có trong rừng ngập mặn, có thể gọi chúng là cua đước luôn vì loài này chưa có tên gọi chính thức mà chỉ có danh pháp khoa học thôi. Tuy mang đôi càng to khỏe nhưng chúng lại vô cùng nhát người, mỗi lần lặn sâu dưới đáy sông thường đụng trúng nó.

5 Còng gió (fiddler crab): Dù có nhiều tên gọi khoa học khác nhau nhưng vì loài này có hơn 100 loài nên gọi chung là còng gió. Các loại còng được đặt tên theo gọi đặt trưng của từng vùng hay đặc tính của chúng. Giống như con còng chạy nhanh người ta gọi còng gió, còn con ốm xì ke thì là còng chân dài,...

6 Cua bùn (mud crab): Hay còn gọi là cua biển, có thể phát triển đến kích cỡ siêu to khổng lồ. Đây là loài có thể nuôi được vì chúng ăn tạp. Chàng tiên cá Tiun từng phóng sanh loài cua này trong rừng ngập mặn, nhưng giá thành cao nên anh ấy ưu tiên cứu những loài quan trọng hơn bởi vì cua bùn không có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đặc biệt chúng sinh sản rất dữ dỗi và phát triển siêu lẹ. Một con cua 1 lạng sau 3 tháng có thể lên 1kg nếu điều kiện sống dồi giàu thức ăn.

7 Tôm thẻ chân trắng (whiteleg shrimp): Đây là loài tôm có thể nuôi cho năng suất và lợi nhuận cao hơn cả tôm sú. Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao phối, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C. Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn tạo hình hoàn chỉnh, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ. Tôm thẻ chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g.

8 Tôm tích (mantis shrimp): Loài tôm này có cặp càng giống như bọ ngựa, thuộc họ tôm chân miệng được phân ra hơn 400 loại. Một số người thích ăn thịt chúng một số lại thích nuôi kiểng trong các bể cá cảnh vì thân mình loài vật có thể phản quang với nhiều màu sắc đẹp mắt. Có trường hợp chúng dùng càng của mình phá nát bể cá cảnh. Thế nên hãy cẩn thận sức công phá của chiếc càng của tôm tích nhé. Nói đến càng của tôm tích lại chia ra làm 2 loại 1 loại là kiểu giáo và 1 là kiểu búa. Cả hai loại tôm tích sử dụng càng búa và giáo đều có chức năng bung càng ra thật nhanh để đập vào con mồi 1 cách bất ngờ gây ra tổn thương nghiêm trọng, đôi khi xé toạt con mồi như ăn một nhát chém của samurai với tốc độ siêu nhanh mắt thường khó nhìn thấy 102,000m/s.

9 Tôm sú (tiger prawn): Là một trong những loài tôm nuôi cho giá trị kinh tế cao. Hiện nay ở Việt Nam nuôi tôm sú để xuất khẩu khá nhiều. Chúng là động vật máu lạnh có thể đạt tới kích thước siêu to khổng lồ nhưng chi phí cho ăn sẽ rất tốn kém không lời, nên thường người ta nuôi lớn cỡ 1/2 gang tay là bán rồi. Chàng tiên cá Tiun rất thích phóng sanh tôm này ngoài tự nhiên vì có thể gặp được những con rất lớn và nhìn cảnh chúng bơi tự do trong nước rất đẹp.

10 Ốc mượn hồn (hermet crab): Nói là ốc nhưng thậ ra nó là cua ẩn sĩ. Một loài cua biển có thể bỏ thân thể mình để đổi thân thể mới dễ dàng khi ngày càng to lớn hơn. Thật sự chúng có thể trở nên rất to nhưng lại không tìm được cái vỏ như ý ngoài tự nhiên thì phải đành bỏ mạng để những loài cá lớn hơn ăn thịt. Cua ẩn sỉ biển không bị người làm hại vì thịt chúng vừa ít lại nhạt nhẽo. Phần bụng của cua này là dễ bị tổn thương nhất nên chúng bắt buột phải dành thời gian cả đời để tìm những vỏ ốc như ý trốn vào, nêu không tìm được chắc chắn phải bỏ mạng nơi hoang dã rồi. Nhưng cũng có trường một sốt con tìm không được vỏ ốc thì chúng lại lấy vỏ cây hay đá để thay thế.

11 Tôm chì (pandalid shrimp): Loài tôm này ở trong rừng ngập mặn khá nhiều nhưng chưa bao giờ thấy chúng to bằng 2 ngón tay, mà chỉ bằng ngón út của người trưởng thành là quá lắm rồi. Đặc tính tôm này có thể chui xuống đất nằm ẩn mình khi nước ròng đợi nước lớn rồi mới bắt đầu bơi đi. Khả năng sinh tồn của con tôm này thuộc loại cao thủ, vì chàng tiên cá Tiun mua tôm chì phóng sanh hoài nên biết. Người ta có thể chích điện rồi ướp đá mấy tiếng đồng hồ nhưng đem về thả xuống sông vẫn sống. Vậy mà tôm chì không nuôi được nên người ta thích bắt nó trong tự nhiên hơn. Chứ nuôi cho ăn hoài nó cũng không có nhanh lớn, có khi nó lại bò đi hết vì tôm chì có thể nằm chịu đựng trên cạn hằng giờ liền vẫn không chết. Việc đánh bắt tôm chì như hiện tại có thể khiến chúng tuyệt chủng ngoài tự nhiên, do phước pháp đi te chích điện quá tàn ác. Giải cứu tôm chì cũng chính là bảo vệ nguồn thức ăn dồi giàu cho những loài cá có giá trị kinh tế cao trong rừng ngập mặn.

Đây là loài tôm phi thường nhất rừng ngập mặn vì sống rất dai, cầu mong quý vị phóng sanh tôm chì cũng được sức khỏe và ý chí mãnh liệt như vậy.

12 Tôm phốc ( mangrove snapping shrimp): Loài này còn được gọi là tôm cắt lá, hay tôm súng lục. Một số ngư dân dùng tôm này để làm mồi câu cá tráp nhưng không biết vai trò quan trọng của chúng trong rừng ngập mặn chính là giúp cho các cây đước sinh sôi phát triển.

Tôm này có cái càng rất là to giống như tôm hùm Alaska nhưng phiên bản Việt Nam, theo chàng tiên cá Tiun chúng chỉ để làm kiểng không ăn được, vì vỏ cứng, nhưng người ta vẫn đem tôm này xào nấu mỗi ngày. Hiện tại chưa có ai nuôi con này được, chúng chỉ xuất hiện trong tự nhiên thôi nên phóng sanh tôm phốc bảo đảm đúng pháp 100%

13 Tôm bầu (caridean shrimp:) Trong họ tôm caridean thường được gọi là tôm bầu hoặc tôm càng, là một loài tôm thuộc bộ Decapoda. Trong phân loại này chứa tất cả các loài tôm càng. Chúng được tìm thấy rộng rãi trên khắp thế giới ở cả nước ngọt và nước mặn. Nhiều loài động vật khác có tên tương tự - chẳng hạn như tôm bùn Axiidea và tôm võ sĩ Stenopodidea - không hẳn là tôm càng, nhưng nhiều loài có những đặc điểm tiến hóa tương tự như tôm càng.

Loài Thân Mềm

1 Bạch tuột (octopus): Là một trong những loài vật thông minh nhất rừng ngập mặn chỉ thua rái cá và ngư dân. Tội nghiệp bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở Bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, sinh sản là một trong những nguyên nhân khiến loài này chết sớm, thường những con bạch tuộc đực chỉ có thể sống được 2 tháng sau khi giao phối vì chúng phải vắt kiệt tinh túy trong mình ra để cứu lấy thế hệ con cháu tương lai, và những con bạch tuộc cái cũng chết sau khi ổ trứng nở thành công do phải đẻ như 1 cái máy đến sức tàn lực kiệt có thể lên đến 70,0000 con. Ấy thế mà vẫn chưa đủ lấp đầy cái miệng của một con người nên giá thành bạch tuột ngày một leo thang khiến cho Tiun muốn phóng sanh cũng phải suy nghĩ lại. Nguyên nhân bạch tuột có thể nuôi được và chúng không đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Điều ấn tượng nhất về bạch tuột là loài này có tới 3 trái tim.

Chàng tiên cá Tiun phóng sanh bạch tuột về tự nhiên để chúng có thể tiếp tục sứ mệnh duy trì nòi giống, Thật sự là trong rừng ngập mặn không có con nào là đối thủ của bạch tuột, chúng có thể ăn thịt được cua bùn khổng lồ bằng cách phun một cục mực béo ngậy vào miệng để làm tê liệt hệ thần kinh và từ tốn xơi tái con cua một cách ngon lành. Ngư dân chỉ có thể bắt được bạch tuột bằng bẫy lú vì tự nguyện chui vào lú để tìm những con cua bị dính bẫy.

2 Mực nang (cuttlefish): Là mực có thân to và thớ thịt dầy nhất trong các loại mực. Trên thân một lớp vỏ cứng bên trong, con ngươi mực hình chữ W, có cái miệng răng cưa để giữ con mồi. Mực nang có kích thước khá lớn có thể nặng hơn 10kg. Mực nang ăn động vật thân mềm nhỏ, cua, tôm, cá, bạch tuộc, và loài mực khác. Những loài thường ăn thịt mực nang là cá heo, cá mập, cá lớn, hải cẩu, chim biển nhưng con người tiêu thụ nhiều nhất. Tuổi thọ của chúng là khoảng 1-2 năm. Những nghiên cứu gần đây về não bộ của mực nang chỉ ra rằng chúng là một trong những động vật không xương sống thông minh nhất còn hơn cả bạch tuộc.

3 Chem chép (mussel): Là sinh vật không xương sống thuộc họ trai nước mặn. Giống hến, ngêu, sò có vỏ cứng nhiều hoa văn. Chúng làm hang dưới lớp bùn đất ẩn trong thân cây đước. Đó cũng chính là lý do những cây đước lâu năm bị ngư dân đục banh thủng chết thúi gốc, chỉ vì 1 con chem chép mà phá 1 cái cây phải mất hằng chục năm để to lớn che bóng mát và tạo khí oxy cho bạn mỗi ngày, hỏi như vậy có đáng không? Làm người mà bộ óc chắc ngang mấy con bạch tuộc. Vì bắt chem chép cũng khó nên người ta bán giá khá cao, người ta tin tưởng lượng protein có trong chem chép cao nên họ thích ăn thịt chúng, nhưng thật ra chỉ cần bỏ tiền mua 1 hủ thực phẩm chức năng Biotin ở Mỹ vẫn rẻ tiền hơn 1kg chem chém, và lượng protein cao gấp hơn 100 lần.

4 Ốc biển (sea snail): Trong rừng ngập mặn có một loại ốc biển được gọi là ốc đá, người ta thích ăn thịt chúng vì cơ thể họ thiếu kẽm nên thấy thèm. Còn theo kinh nghiệm của chàng tiên cá Tiun sẽ không ăn ốc, vì chúng là loài ăn những thứ dơ bẩn nhất, do không di chuyển nhanh lẹ để bắt những loài sống mà chúng chuyên ăn xác chết, phân thúi, những chất nhờn có thể là chất độc từ con người thải ra tự nhiên. Nếu cơ thể thiếu vitamin khoáng chất gì thì bạn đừng nên hấp thụ nguôn năng lượng không sạch này, có rất nhiều sán thậm chí là cả hạt vi nhựa. Hãy mua thực phẩm chức năng uống sẽ tốt hơn, kèm theo ăn nhiều rau củ quả là tốt nhất cho sức khỏe.

Loài Bò Sát

1 Rắn nước (colubrid snake): Trong rừng ngập mặn ở Việt Nam có 4 loại rắn nước phổ biến là rắn ráo, rắn hoa cỏ cổ đỏ, rắn rào cây và rắn sọc dưa. Chàng tiên cá Tiun thường phóng sanh rắn ráo trong rừng ngập mặn vì loài này phổ biến lại không có nọc độc, tuy là rắn nước nhưng món ăn yêu thích lại là chuột rừng và nhái đước. Đặc biệt, rắn hoa cổ đỏ tuy có độc nhưng chúng không thích tấn công động vật máu nóng, mà lại cứ nhắm vào mấy con máu lạnh có độc trong rừng ngập mặn mà sát hại vì loài rắn này thích tích trữ độc tố của các con vật khác vào cơ thể mình. Tiếp đến là rắn rào cây vô cùng hung hăng nhưng nọc độc không đủ làm chết người, mấy bạn thích bò sát nuôi con này hù người ta được, nhưng cẩn thận nọc độc của nó có thể gây xưng phù nếu cảm thấy chóng mặt thì nên đến bệnh viện, còn chàng tiên cá Tiun đã từng thả nó nhưng không bị cắn mặc dù anh ấy rất muốn trải nghiệm cứu táp của loài vật này. Còn loài rắn sọc dưa sống gần nhà Tiun thường trốn trong những bụi cây cỏ dại, chúng không hề có độc và có thể dài đến 2m. Nói tóm lại, rắn nước rất đẹp và hầu như không gây hại cho người, chúng sống để làm nhiệm vụ cân bằng các loài lưỡng cư trong tự nhiên. Xin đừng làm hại những loài vật hiền lành nhút nhát này.

Anh tiên cá Tiun phóng sanh rắn ráo, tuy nhìn chúng rất dễ nhưng cái miệng nhỏ bé này có thể ăn được cả chuột và nhái đấy bạn tin nổi không? Ngư dân thường bắt được rắn này khi chúng đi săn cá thòi lòi vào ban đêm, hoặc bị dính bẫy lú chết ngộp.
Loài Lưỡng Cư

1 Con nhái đước (crab-eating frog): Trong đất liền có nhái cây chuyên ăn côn trùng còn ở rừng ngập mặn thì có giống nhái chuyên ăn loài giáp xác. Chàng tiên cá Tiun đặt tên cho nó là nhái đước để biết nó chỉ có mặt trong các khu rừng ngập mặn. Theo nghiên cứu của anh ấy loài nhái này ít khi ăn muỗi trong rừng đước, chúng thường thích ăn các loài giáp xác nhỏ trong đó có cả cua.

Nhìn con nhái đước này y chang con ếch chỉ có điều ốm hơn, trong rừng người ta hay đi bắt con này về ăn thịt, anh chị nào muốn giải cứu thì liên hệ anh Tiun nhé vì loài lưỡng cư giữ vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái trong những khu rừng. Chúng không còn thì biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gay cấn hơn.

Hiện tại có rất nhiều quý vị Bồ Tát phóng sanh sai cách, toàn đi thả những con bị nuôi nhốt ra tự nhiên, chúng không thể sống được và tạo cơ hội để người ta bắt lại. Con trong thiên nhiên nên thả về tự nhiên, con nhân tạo càng thả càng tạo nghiệp nuôi bắt nhốt sát sanh. Nếu quý vị có nhu cầu nhờ chàng tiên cá Tiun phóng sanh các loài vật trong tự nhiên là những con khó cứu này thì liên hệ qua website TIUTAC có thông tin điện thoại và gửi tin nhắn trực tiếp cho anh ấy.

Chàng tiên cá Tiun lặn sâu nín thở dưới đáy biển 30 mét để phóng sanh cá ngựa sắp tuyệt chủng ở Nha Trang, năng lực của anh ấy siêu phàm như thế nhưng vẫn chưa đủ làm thức tỉnh những người hại động vật thế nên Covid-19 đến với nhân loại là một lẽ tất nhiên.

* thần phán xét nhân loại chỉ xuất hiện ở mỗi thời kỳ tận thế trái đất, khi cả nhân loại chịu sự khổ đau bởi dịch bệnh, thì người được chọn làm thần sẽ miễn nhiễm tự nhiên với dịch bệnh, anh ấy sẽ được trao cho sứ mệnh tìm ra những người đáng được sống khi sự phán xét diễn ra hàng loạt. Người có thể vượt qua thử thách của thần phán xét nhân loại phải có 1 trái tim trong sáng đầy tình yêu thương chân thật đến tất cả muôn loài. Chàng tiên cá Tiun được chư thiêng chọn làm thần vì anh ấy có thân thể tiến hóa nội tạng và cảm hóa được tất cả loài vật hoang dã. Nếu bạn muốn tương lai mình và những người thân trong gia đình không phải lặn ngụm trong biển khổ thì hãy chứng minh cho anh ấy thấy bạn xứng đáng được sống tiếp tục sau ngày tận thế trở thành thần tiên của thế giới mới.




Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...