Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...
Phóng sanh giúp tái sinh rừng ngập mặn
Sống hòa hợp với thiên nhiên và động vật trong rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn giống như lá phổi xanh không thể thiếu để bảo đảm cho hệ sinh thái ven biển và sự sống con người phát triển. Đây cũng là khu vực có giá trị về mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, những năm gần đây, trước những tác động tiêu cực của đô thị hóa ven rừng kèm theo nhiều yếu tố tự nhiên như: sóng thần, gió bão, lũ lụt…khai thác và nuôi trồng thủy sản không kiểm soát của con người đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng diện tích rừng ngập mặn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực tới biến đổi khí hậu. Trước thực trạng đó, để bảo vệ, tái sinh rừng ngập mặn, các cấp, ngành, địa phương vẫn chưa nỗ lực triển khai các giải pháp quyết liệt nhằm chung tay bảo vệ, duy trì hệ sinh thái ven biển. Chỉ có chàng tiên cá Tiun đang cố gắng đi phóng sanh mỗi ngày trong rừng ngập mặn để làm gương cho mọi người. Đừng đợi tổ quốc phải làm gì cho ta, mà tự mỗi người phải chung tay góp sức nhanh để bảo vệ rừng ngập mặn và giải cứu các loài sinh vật quan trọng đang làm nhiệm vụ cân bằng hệ sinh thái nơi đây.
Mỹ nhân ngư Cimi ngắm hoàng hôn tập Yoga trong rừng ngập mặn cùng chú rái cá hoang dã Titi đang ăn xế
Mỹ nhân ngư Cimi ngắm hoàng hôn trong rừng ngập mặn cùng rái cá khi con người đạt tới cảnh giới hòa hợp cùng thiên nhiên thì tất cả thú hoang dã đều yêu quý
Rừng ngập mặn còn là lá chắn bảo vệ vùng ven biển trước những thiên tai. Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới với đa dạng sinh học cao. Rừng ngập mặn của Việt Nam có tại 600 xã của 130 huyện thuộc 28 tỉnh thành có biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo đánh giá của các nhà khoa học, rừng ngập mặn ở nước ta đa dạng về số lượng và chủng loại nhưng đang bị tận diệt bởi nạn săn bắt quá mức và phản khoa học, rừng ngập mặn được phân bố từ Bắc đến Nam, theo 4 khu vực và 12 tiểu khu. Thực vật ở rừng ngập mặn chủ yếu là các loại cây có bộ rễ trồi lên khỏi mặt đất như: đước, sú, vẹt, tràm, mắm, cùng các loài cỏ, cây bụi,…làm “bức tường” chắn sóng biển, giữ đất, tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Đây cũng là nơi cư trú của các loài chim, trường mầm non cho các loài cá với hơn 80% loại hải sản dành một phần lớn trong đời để trú ngụ, rừng ngập mặn còn là mái nhà chung bảo vệ các sinh vật biển trước những hiểm nguy trong lòng đại dương. Đồng thời, rừng này còn có tác dụng như máy lọc các chất độc hại trong nước, điều hòa khí hậu trong vùng, hỗ trợ cuộc sống con người khỏe mạnh,…
Rừng ngập mặn là nhà của rái cá vuốt bé
Mỹ nhân ngư bế bé rái cá hoang dã Titi kêu gọi ngừng đô thị hóa rừng ngập mặn
Ngoài ra, rừng ngập mặn cũng sẽ làm hạn chế thiệt hại trong sản xuất và đời sống người dân, hạn chế tình trạng nước mặn xâm nhập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và không khí, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản ổn định và bền vững thông qua việc chặn gió biển, cải tạo làm sạch môi trường. Nghiên cứu của chàng tiên cá Tiun cho thấy rừng ngập mặn ven biển Việt Nam sắp không còn nữa, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong tương lai. Mặc dù rừng ngập mặn vượt trội hơn so với hầu hết các khu rừng khác về khả năng lưu giữ carbon, giúp chống lại sự nóng lên toàn cầu bằng cách loại bỏ khí cacbonic khỏi tầng khí quyển, nhưng mọi người đang thờ ơ biến rừng thành nhà ở. Nếu các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao trong rừng ngập mặn không thể sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên thì nạn đói khủng khiếp sẽ diễn ra. Đó cũng là lý do chàng tiên cá Tiun cố gắng phóng sanh mỗi ngày để níu kéo sự hủy diệt chậm lại chờ đời nhà nước và mọi người thức tỉnh cùng chung tay góp sức tái sinh rừng ngập mặn.
Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...
Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...
Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...
Comments
Post a Comment