Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Số phận của thú cưng rồng Nam Mỹ sẽ đi về đâu?

Nếu bạn kiên quyết mua rồng Nam Mỹ về nuôi thì liên hệ chàng tiên cá Tiun vì anh ấy biết có rất nhiều rồng đang bị chủ bỏ rơi cần chăm sóc.

Trào lưu săn lùng thú độc lạ ngoại lai làm thú cưng đang ngày càng thịnh hành ở Việt Nam. Những năm trở lại đây, cái tên rồng Nam Mỹ trở nên phổ biến với giới trẻ cùng với sự quảng bá rầm rộ của truyền thông về loài thú này. Chỉ cần search cụm từ “thú cưng rồng Nam Mỹ” là một loạt bài viết hiện ra giới thiệu về cách mua, cách nuôi, thậm chí là làm giàu chỉ từ việc nuôi rồng Nam Mỹ. Thực ra những bài viết hay những video này chỉ là hình thức bán hàng của các chủ shop thú cưng, với mục đích bán được hàng là chính. Chỉ khi mua về nuôi bạn mới biết được sự thật không hề dễ dàng như vậy. Hiện có rất nhiều người đã, đang, và sắp nuôi rồng Nam Mỹ, dù nuôi với mục đích gì thì bạn hãy xem xét những lý do sau, trước khi bỏ ra một số tiền, hay một số vốn đầu tư lớn cho loài vật ngoại lai này:

Rồng Nam Mỹ rất khó sinh sản ở Việt Nam

Rồng Nam Mỹ là loài bò sát có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ như Mexico, Trung Mỹ, Brazil và quần đảo Caribe. Hiện nay ở Việt Nam, phổ biến nhất là hai dòng, rồng Nam Mỹ xanh và rồng Nam Mỹ đỏ. Tất cả đều được du nhập từ Nam Mỹ. Đây là loài động vật ăn thực vật, thức ăn của chúng chủ yếu là rau xanh, trái cây. 

Gọi là rồng Nam Mỹ vì chỉ ở khu vực Nam Mỹ, loài rồng này mới thích nghi được với môi trường sống và phát triển bình thường. Việt Nam có điều kiện thời tiết hoàn toàn khác biệt so với khu vực Nam Mỹ nên tất nhiên loài rồng này sẽ không thể phát triển toàn diện nếu được nuôi ở Việt Nam.

Nếu bạn có ý định nuôi rồng Nam Mỹ để nhân giống và bán con giống, hãy lưu ý tới điều kiện sinh sản của loài vật này. Thông thường khi đến tuổi trưởng thành, một con rồng Nam Mỹ đẻ từ 20 đến 70 quả trứng mỗi lứa. Điều kiện để trứng nở là nhiệt độ phải duy trì trong khoảng từ 29-32 độ trong vòng từ 90-120 ngày, cùng một vài yếu tố thích hợp khác. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam tỉ lệ trứng nở của rồng Nam Mỹ cực kỳ thấp vì nhiệt độ không thích hợp, chưa kể điều kiện chăm sóc, thức ăn, ánh sáng không phù hợp, khiến loài động vật này không thể phát triển bình thường.

Nuôi lớn rất khó bán

Nuôi rồng Nam Mỹ khá dễ, thức ăn cho chúng rất đơn giản vì chúng chỉ ăn thực vật. Số tiền để bỏ ra nuôi một con rồng Nam Mỹ khi còn bé không quá cao nên nhiều người thích nuôi. Tuy nhiên khi nuôi lớn lại rất khó tìm người mua vì thứ nhất là giá mắc, thứ hai là người mua thường không thích những con thú cưng lớn. Nuôi mà bán không được rất dễ gây chán nản, rồi bỏ bê, rất tội cho chúng. Có những trường hợp người nuôi không muốn nuôi nữa thả ra đường, để chúng đi lung tung, bị xe cán chết hoặc chó cắn chết, vô tình tạo nhiều nghiệp ác với loài vật này. 

Tiềm ẩn vi khuẩn gây bệnh cho người

Đông vật hoang dã thường chứa nhiều vi rút, vi khuẩn gây bệnh cho con người. Theo một vài nghiên cứu, rồng Nam Mỹ mang vi khuẩn Salmonella trong đường ruột của chúng, loại vi khuẩn này có thể truyền sang con người qua bất cứ thứ gì tiếp xúc với phân của chúng nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, nuôi rồng Nam Mỹ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe của con người.

Không thể giải cứu

Loài vật này khó sống trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam, có thả ra chúng cũng sẽ bị chết. Trừ khi bạn bay qua Nam Mỹ và thả chúng về môi trường bản địa ở đây. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định nuôi rồng Nam Mỹ để kinh doanh, hãy suy xét cẩn thận. Tốt nhất nên lựa chọn những loài bản địa của Việt Nam như kỳ nhông, kỳ đà… sẽ là hướng đi an toàn, hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao so với việc mạo hiểm nuôi một loài thú ngoại lai mà không hiểu rõ về chúng. 


Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...