Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Tìm cách cứu con rái cá thích ăn xúc xích

Sống trong rừng với rái cá là sự hy sinh của chàng tiên cá Tiun để chuộc lại sự thiếu quan tâm dành cho rái cá Tibi và những loài vật hoang dã mà anh ấy đã khổ công giải cứu nhưng lại bị làm hại

Câu chuyện giải cứu rái cá vuốt bé Tibi bị nuôi nhốt làm thú cưng ở Bình Thuận vào năm 2016 khi những khu rừng ngập mặn ở đấy bị con người tàn phá dã man, lúc này rái cá bị bắt nuôi làm thú cưng như chó mèo chết hàng loạt, vì người dân cho ăn bậy bạ đủ thứ. Điển hình là chú rái cá vuốt bé Tibi được huấn luyện ăn xúc xích sống qua ngày, đang có rất nhiều biểu hiện bệnh tật như lông rụng nhiều, và sổ mũi. Trong lúc kẹt tiền bóng đá, người chủ nuôi của Tibi lên Youtube thấy chàng tiên cá Tiun là nhà giải cứu động vật nên liên hệ gạ bán lại với giá 2 triệu đồng. Trong thời điểm này công ty TIUN làm thiết kế website phần mềm rất thịnh hành, mới xong dự án Celadon City cho tập đoàn Gamudaland lớn nhất ở Malaysia tại Việt Nam. Thế là chàng tiên cá Tiun không tiếc tiền giải cứu thú sổ đỏ đến nổi khiến cả gia đình bực mình, vì tiền làm ra không để dành làm ăn và phát triển công ty lại cứ mang đi cứu thú hoang dã.

Dẫu biết là cứu thú thuộc loài nguy cấp rất tốn kém tiền bạc nhưng vẫn cố gắng mua rái cá Tibi vận chuyển từ Bình Thuận vào Sài Gòn kèm giấy tờ hợp pháp hết 5 triệu đồng. Ấy mà mang rái cá Tibi về nhà chưa được bao lâu thì anh Tiun lại nuôi thêm 1 bầy rái cá con chưa mở mắt mới nên đành phải gửi rái cá Tibi cho nhà người bạn làm vận chuyển hàng hóa xe lửa nuôi dùm. Chưa được bao lâu lại nghe bạn gọi điện thoại nói con Tibi nó quậy nát nhà, cứ đêm là nó làm đổ bể đồ đạc, nhà có người già nên rất khó ngủ, nuôi con rái cá này quá mệt mỏi, nên muốn Tiun qua rước nó về nhà sớm. Thế là vì quá gấp gáp chưa tìm được nơi lý tưởng gửi gắm rái cá Tibi, cũng chưa biết đến vườn quốc gia Cát Tiên có nhận hổ trợ tái thả thú hoang dã về tự nhiên, nên chàng tiên cá Tiun đã chơi liều chấp nhận lời mời gọi của 1 fan trên Youtube, hãy tặng rái cá cho bạn đó nuôi vì nhà bạn ấy có môi trường tốt cho Tibi như ở sông, rồi trong gia đình có ông bà làm quan chức trong nhà nước cũng muốn chăm sóc. Vậy là chàng tiên cá mang cây xúc xích qua dụ rái cá Tibi chuyển nhà. Nhưng mừng rỡ chưa được bao lâu thì lộ tin rái cá Tibi đã bị đem bán qua Trung Quốc.

Bạn nghĩ thử xem con rái cá này đã lớn, nó rất khó gần qua đó thì một là bị lột da làm đồ thời trang hai là nuôi cũng không thể sống nổi vì Tibi đang mất kỷ năng sinh tồn và ăn các loại thức ăn phù hợp cho rái cá, nó lại chỉ thích ăn xúc xích toàn chất bảo quản, tạo màu, tạo thơm tạo nổi, với trọng lượng chỉ 5kg so với con người là 45kg thì lượng hóa chất này nạp vào cơ thể rái cá Tibi thường xuyên là vô cùng lớn.


Sau đó vì ân hận sự nổi tiếng của mình càng khiến nhiều người tìm đến để bán thú sổ đỏ, kiếm chuyện bới móc, và làm cho các Youtuber khác bắt chước để hại trẻ em bằng những video tiêu cực, chàng tiên cá Tiun đã nghe lời 1 tổ chức bảo vệ động vật hoang dã và để vui lòng 1 em học trò của mình, anh ấy đã khóa kênh youtube suốt 3 năm, nhưng đổi lại rái cá vẫn bị hại nhiều hơn trong những năm tháng ấy, chúng vẫn bị bắt làm thú cưng chỉ có điều người ta không liên hệ anh Tiun nữa. Đồng thời tổ chức bảo vệ động vật khuyên Tiun xóa clip hướng dẫn chăm sóc rái cá cũng tung tin nói xấu anh ấy là kẻ buôn lậu động vật hoang dã để nhằm tăng thêm uy tín cho tổ chức của họ.

Biết mình cứ bị người ta lừa mất thú sổ đỏ hoài, tuy đắng lòng nhưng không cay cú cứ đến tháng 6 năm 2021 chàng tiên cá Tiun đã quay trở lại Youtube để cho mọi người thấy yêu thích rái cá thật sự là như thế nào, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ giải cứu động vật hoang dã, nay anh tiên cá Tiun đã sống trong rừng ngập mặn để gây dựng lại loài rái cá vuốt bé, đồng loại của chú rái cá Tibi xấu số đã bị nngười làm hại năm xưa.



Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...