Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Rái cá phóng sanh cá biển cùng chàng tiên cá Tiun

Tiun cùng các đệ tử theo đuổi nghề phóng sanh cá biển trong tự nhiên cho đến khi có ai bắt chước được thì mới chuyển nghiệp mới

Lời kuyên thả cá biển nên chú trọng vào những loài khan hiếm trong tự nhiên, không ăn tạp, có khả năng loại bỏ những sinh vật gây hại để cân bằng hệ sinh thái dưới nước. TIUN chính là nơi duy nhất ở Việt Nam có kinh nghiệm phóng sanh cá nước mặn ở ngoài biển lẫn trong rừng ngập mặn. Nếu bạn có nhu cầu giải cứu sinh vật biển đúng cách có thể liên hệ chàng tiên cá.

Hiện tại người ta đang chú trọng vào phóng sanh cá nước ngọt, đặc biệt là những loài xâm lấn gây hại cho sông ngòi như cá rô, trê, lóc, lau bể...thậm chí là cá sấu, rùa tai xanh, ốc bu vàng,...vì những loài vật này sống rất dai, dễ nuôi, luôn có sẵn số lượng lớn và dễ tìm thấy ở các chợ, nên từ lâu việc làm phóng sanh ý nghĩa đã trở thành một nghề mưu sinh có thể kiếm được rất nhiều tiền cho cả người thả lẫn người bắt. Ước tính chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi tháng người ta phóng sinh cả chục tỉ đồng các loài cá nuôi ăn tạp ra tự nhiên, hủy hoại môi trường sống của rất nhiều giống cá sông bản địa. Điều này cũng giúp cho nhiều người phát triển thêm nghề chích điện cá. Đa phần những loại cá ăn tạp nước ngọt sống ở đồng ruộng ao tù, chúng không thể lặn sâu quá 5m nên rất dễ bị giựt điện bắt lại, góp phần tạo ra những cuộc thảm sát hàng loạt cho những chú cá sông baby đang sống ở mặt nước. Thế nên quý vị cô bác anh chị hãy suy ngẫm lại xem xưa giờ mình có phóng sanh đúng cách chưa nhé!

Bất chấp việc phóng sanh có gây hại cho sông biển hay không? Miễn con nào giá rẻ sống dai, sẽ được ủng hộ đặt mua nhiều để thả vào những dịp lễ lớn và các ngày rằm. Dẫu biết mọi người có tâm thi đua phóng sanh là tốt nhưng vô tình lại tạo nghiệp bất thiện với chúng sanh quá nhiều, do thiếu kinh nghiệm giải cứu động vật, mà chỉ hùa theo phong trào thấy người ta thả con gì mình bắt chước giải cứu con đấy. Thế nên chàng tiên cá Tiun cố gắng sống trong rừng đước bày ra phương tiện phóng sanh cá biển để tạo cơ hội cho quý vị học hỏi kinh nghiệm để có được phước báu chân thật từ việc làm này.

Nếu đã quyết tâm phóng sanh cho được phước đức thì xin làm ơn đừng nghĩ đơn giản là thả con gì xuống nước cũng được. Bởi vì biết rõ thả đi cũng bị chích điện bắt lại, thì không nên làm, mà đã cố tình thì đừng quở trách tức giận vì chính bạn đã tạo cơ hội cho nó bắt hại mà còn liên lụy đến những loài vật khác. Tuy việc bạn làm phóng sinh sai cách thả loài gây hại ra tự nhiên nhưng nghĩ theo hướng tích cực thì sẽ thấy mình rất may mắn vì đã có người chích điện gánh vác tội lỗi thay cho bạn. 

Để có thể nhìn thấy rõ nghiệp chướng phóng sanh sai cách, hãy liên tưởng đến việc thả cá lóc ra sông. Chúng là loài cá ăn tạp sống ở đầm lầy thở được trên cạn, giết cả động vật, sinh sản nhanh nuôi dễ. Nếu con này ra sông thì sẽ có rất nhiều loài thủy sản lẫn thú vật bị chúng sát hại. Từ việc làm phóng sanh với tâm nguyện thiện lành, bạn lại tạo ác nghiệp cho người nuôi cá lóc gây hại sông ngòi, người chích điện cá tận diệt, và người tu phải mua bán ăn lời chênh lệch giá sỉ lẽ. Cái ác nghiệp của người phóng sanh sai cách sẽ là làm việc tốt nhưng luôn bị người hãm hại. 

Khác hẳn với phóng sanh cá trong tự nhiên rất dễ có được phước báu vô lậu, vì mình giải cứu động vật bị bắt chứ không phải mua những con được nuôi. Nếu là cứu cá thiên nhiên thì có ăn lời cũng không làm giàu được, vì không phải lúc nào cũng có sẵn và số lượng lớn như cá nuôi. Từ việc phóng sanh mang ý nghĩa phát triển tình yêu thương rộng lớn đến tất cả muôn loài sau 3000 năm mạt pháp nó đã trở thành nghề kinh doanh kiếm tiền tỉ từ việc nuôi cá ăn tạp để phóng sanh, bất chấp sông ngòi bị tận diệt, quỷ thần oán thán cầm được tiền trong tay thì miệng cứ niệm A Di Đà Phật là sẽ thành Phật dễ vậy sao? Nếu ai biết được điều này thay vì thả cá lóc hãy chuyển sang cá chép sông, do chúng là loài cá ôn hòa thân thiện, ăn chay và sống ở tầng đáy sông, có muốn chích điện cũng vô cùng khó. Nếu cảm thấy giá tiền cá chép bầu mắc quá thì hãy mua cá con. Nếu vẫn kiên quyết muốn thả loài xâm lấn ra tự nhiên cho rẻ tiền thì bạn có thể chọn thả cá ròng ròng, cá rô bí, cá trê con, vì trong quá trình thích nghi cho đến lúc trưởng thành chúng sẽ thân thiện hơn với các loài cá sông, và cũng không ai muốn chích điện cá con làm gì. Kết luận thả cá sông tốt nhất hãy mua cá giống, đừng mua cá ăn tạp bán ở chợ để thả, người ta sẽ nhanh chóng chích điện bắt lại và nếu sống sót chúng sẽ hủy diệt hết sông ngòi.

Người bán cá ở chợ luôn nói tốt về cá họ nuôi là điều chắc chắn, dù biết rõ rằng thả những con ấy ra tự nhiên lợi ích phóng sanh chỉ 1 nhưng sát sanh tới 10. Trong khi các loài cá biển ngoài tự nhiên đang bị bắt hại ăn thịt mỗi ngày nhưng chưa được quan tâm, cứu những sinh vật này thì mới góp phần xây dựng nền kinh tế quốc gia thêm vững mạnh. Theo các nhà khoa học nhận định, nước nào giàu là nước ấy có nhiều cá biển. Việt Nam khi xưa từng giàu vì có rất nhiều cá biển, nhưng do đánh bắt tận diệt nên phải đi săn lậu ở các nước khác như Philipine, Indonesia, Campuchia, Thái Lan và bị bắn chìm thuyền rất nhiều. Thấy được tầm quan trọng của cá biển vô cùng to lớn, nhưng đáng tiếc chẳng mấy ai ủng hộ chàng tiên cá Tiun giải cứu họ. Thật sự là một người bình thường muốn thả cá biển sẽ gặp khó khăn gấp nhiều lần so với giải cứu cá sông, nguyên nhân cá biển dễ chết, nên anh Tiun cứu được cá biển vì bơi lặn giỏi và có thời gian đi theo thuyền đánh bắt cá. Lấy kinh nghiệm phóng sanh từ nhỏ và học hỏi ở nhiều nơi trên thế giới, anh ấy khẳng định việc làm phóng sanh của đại đa số đều sai cách, còn phân biệt cá sông cá biển nữa thì chắc không ai muốn phóng sanh. Phóng sanh phải càng dễ thì mới thu hút được quần hùng càng đông, làm phải có lợi nhuận nhiều thì mới có người hăng hái đứng ra thu mua cá, chứ phóng sanh cá biển được bắt trong thiên nhiên như anh Tiun thì một ngày nhiều lắm 5 triệu là cao hết cỡ, chứ không thể nào lên đến hằng tỉ đồng 1 chuyến như thả các loài cá xâm lấn. Còn nếu phóng sinh cá biển là cá nuôi thì có bao nhiêu tiền cũng không đủ, nên chả ai muốn tốn kém để thả cá bè. Chỉ có yêu thương thật sự và đủ năng lực cứu độ chúng sinh trong biển khổ thì mới giải cứu được những loài vật nguy cấp như anh Tiun. Thời gian, tiền bạc và công sức bỏ ra cho việc phóng sanh cá biển trong tự nhiên là rất nhiều nhưng phước báu có được là vô biên, nếu ai đủ duyên phóng sanh cá biển thiên nhiên sẽ thấy được lợi ích tức thì.

Chính vì muốn giúp mọi người nhanh chóng tiêu trừ nghiệp chướng hại thiên nhiên động vật, nên anh Tiun đã từ bỏ cuộc sống ở thành thị, để ở trong rừng ngập mặn làm bảo tồn động vật hoang dã, phóng sanh cá biển, hành động vì môi trường. Có quay clip hướng dẫn giải cứu động vật đúng cách để thế giới học hỏi Việt Nam, kèm quay clip kỷ niệm cho thế giới học hỏi, cũng là cách để kiếm thêm thu nhập nuôi dưỡng rái cá cùng những loài vật khác. Liên hệ qua Zalo chàng tiên cá Tiun nếu bạn có nhu cầu phóng sanh cá biển 0377474279.

Một số mẹo phóng sanh bạn nên biết
1 Thả loài vật nào cần đúng với môi trường loài ấy
2 Thả loài cần phải làm lễ lâu thì nên ra ao ruộng
3 Thả cá nuôi là baby cơ hội sống sẽ nhiều hơn
4 Thả loài ăn chay, ăn chuyên 1 thứ đừng ăn tạp
5 Thả ưu tiên loài sống lâu và có giá trị kinh tế cao

Nếu người ta cứ đi bắt còn mình thả vậy phóng sanh có hiệu quả chăng?
Việc phóng sinh giải cứu động vật trong tự nhiên của anh Tiun là để mọi người ý thức đừng sát sinh quá mức nữa, cho thiên hạ có cơ hội nhìn thấy hành động ý nghĩa này, chứ thật sự không biết bỏ ra bao nhiêu tiền phóng sanh là đủ. Lấy ví dụ bản thân chàng tiên Tiun đã dùng hết tiền kiếm được từ thiết kế website phần mềm từ năm 2010 để cứu thú sổ đỏ, xong trải nghiệm đủ thứ cách mới có thể thấu đáo ý nghĩa chân thật của việc phóng sanh. Thế nên, dù có tới hằng trăm ngàn người đánh bắt thủy hải sản mỗi ngày mà chỉ có duy nhất mình Tiun phóng sanh đúng cách thì vẫn hiệu quả rất cao, cộng thêm sự hỗ trợ đơn giản từ các bạn là đăng ký kênh Youtube hoặc nhấn like cho video giải cứu động vật của anh ấy. Chính vì vậy chàng tiên cá Tiun không hề tiếc công sức, luôn cố gắng mỗi chuyến phóng sanh đều quay phim chân thật lại cảnh trên bờ lẫn dưới nước, và còn rủ thêm các học trò rái cá, chó cá...tham gia để tăng thêm ý nghĩa cho sự kiện này. Ngay cả thú vật còn biết giải cứu động vật đúng cách phụ thì chắc các bạn dư sức làm nhỉ? Thật ra, phóng sanh kiểu Tiun khó ở chỗ là không ai có dư thời gian để làm, chẳng mấy ai bơi lặn chuyên nghiệp để quay phim, và cũng không thể kinh doanh lợi nhuận cao như thả các loài nuôi nhốt xâm lấn ra tự nhiên ở chợ, vì thường các loài vật này sẽ chết ngay sau khi lên bờ quá 5 phút nên phải đi theo ngư dân mua thả chứ cũng không đặt trước số lượng lớn được.

Phóng sanh cá trong rừng ngập mặn sẽ về đâu?
Tất nhiên chúng sẽ có cơ hội quay trở lại biển, vì thường cá biển baby và cá đang mang thai thường cư trú ở rừng ngập mặn một thời gian rồi tất cả đều về đại dương, nên khi bị đánh bắt và được cứu chúng sẽ lại càng tăng thêm kinh nghiệm sống. Ngay cả cá sông đang sống trong tự nhiên cũng vậy, các bạn cứ thả thoải mái sẽ không tạo nghiệp bất thiện với tự nhiên. Khác hẳn hoàn toàn với những loại cá đang nuôi nhốt được mọi người hay mua trong chợ để phóng sanh, chúng thường là cá ăn tạp không có kỷ năng sống trong thiên nhiên nên khi thả ra sẽ hủy diệt hệ sinh thái dưới nước rất nhanh. Tiun khẳng định cá ăn tạp nước ngọt ra sông là sai môi trường vì chúng thường sống ở đầm lầy đồng ruộng như cá rô, trê, lóc, chùi kính,...Còn thả cá nuôi nước mặn trong những chiếc bè trong rừng đước cũng sai vì chúng ăn tạp và quá đắt tiền như chim trắng, chẽm, mú,...Thế nên chàng tiên cá Tiun khuyên mọi người hãy cứu cá biển trong tự nhiên vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao. Cá biển chính là tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng của một quốc gia chứ không phải là những tòa nhà cao chọc trời, mong rằng nhà nước và người dân có thể hưởng ứng tích cực phong trào phóng sanh cá biển của chàng tiên cá Tiun để tương lai tốt đẹp thật sự có thể đến với tất cả muôn loài.


Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...