Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Làm sao chúng ta có thể cứu rừng ngập mặn?

Cận cảnh đùng nuôi tôm làm cây đước chết sơ xác

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng nhất thế giới, nhưng đang bị xóa sổ dần bởi nền nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản và nhiều mối đe dọa khác. Chàng tiên cá Tiun đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng tàn phá những khu rừng này bằng cách kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ phóng sanh cá biển mỗi ngày để giữ cân bằng hệ sinh thái dưới nước trước khi đủ sức hợp tác với liên minh rừng ngập mặn toàn cầu, mục đích tạo sức ép cho nhà nước bảo tồn gấp 30% diện tích rừng đước ở Việt Nam.

Nhìn thấy rõ cộng đồng ngư dân đánh bắt hải sản quá mức, dân cư sống ven biển không ngừng vứt rác thải sinh hoạt xuống nước, còn các nhà máy xí nghiệp cơ sở sản xuất ven sông vẫn lén lút xả độc tố xuống nước như: dầu loang, chất độc kim loại, nước thải chăn nuôi, phân bón hóa học,...bên cạnh việc nước biển dâng cao chưa có dấu hiệu dừng lại khiến cho việc bảo vệ rừng ngập mặn ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Tại sao rừng ngập mặn lại quan trọng hơn những loại rừng khác

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái tuyệt vời mọc lang theo các bờ biển nhiệt đới, chúng sinh trưởng mạnh trong điều kiện nước mặn và thủy triều. Hệ sinh thái rừng ngập mặn sở hữu đa dạng sinh học nhất hành tinh: Chúng là môi trường sống quan trọng của cá biển, loài cá mập, lợn biển, cua và các loài quan trọng khác; cung cấp thực phẩm, việc làm và nhiều nguồn tài nguyên khác cho nhân loại; và bảo vệ những vùng ven biển dễ bị tàn phá bởi tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, rừng ngập mặn chỉ bao phủ 0,1% bề mặt đất của hành tinh chúng ta, vậy mà dã tâm của con người vẫn chưa muốn dừng lại việc san bằng rừng ngập mặn. Đặc biệt rừng ngập mặn còn có khả năng lưu trữ nhiều carbon hơn bất kỳ loại rừng nào khác là một phần quan trọng của giải pháp chống biến đổi khí hậu.

Khoảng 75% rừng ngập mặn trên thế giới chỉ được tìm thấy ở 15 quốc gia. Indonesia, một quốc gia gồm 17.000 hòn đảo nhiệt đới, cho đến nay có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất, tiếp theo là Brazil, Malaysia, Papua New Guinea, Australia và Việt Nam. Mặc dù có nhiều lợi ích và giữ vai trò quan trọng nhất thế giới, nhưng rừng ngập mặn vẫn đang bị tàn phá và suy thoái đến mức báo động. 

Ví dụ: ở Việt Nam có thể phá hủy rừng ngập mặn một cách tàn nhẫn chiếm đi tài nguyên của nó rồi làm thành đường cao tốc xuyên rừng dẫn đến biến động đất đai khiến cho dân cư tập trung đông đúc mua nhà ở ven rừng, các dự án căn hộ khu nghỉ dưỡng cũng phát triển theo nhờ nhà nước đi trước mở đường cho hươu chạy, đáng lý phải giữ lại rừng ngập mặn bằng mọi giá không cho đô thị hóa nhưng vì sức mạnh đồng tiền quá lớn đã khiến cho nhân loại đắc tội với muôn loài, và ngày phán xét cộng nghiệp sẽ không chừa một ai. Đáng buồn hơn, xung quanh rừng ngập mặn đang bị phát quang để nuôi trồng thủy sản (ao nuôi tôm cá) và nông nghiệp khác, khiến cho rừng đước cũng phải chịu ô nhiễm từ đất liền và cả tác động của mực nước biển dâng nhanh, với tình hình này rừng ngập mặn sẽ không chịu nổi đến cuối thế kỷ này, khi chúng bị xóa sổ hoàn toàn thì đến lúc nhân loại phải trả giá cho câu nói "đời cha ăn mặn đời con khát nước".

Theo nghiên cứu chàng tiên cá Tiun cho thấy, nuôi trồng thủy sản là mối đe dọa khủng khiếp nhất đối với rừng ngập mặn và cần phải được xử lý nhanh trước khi cây đước chết sạch không thể phục hồi. Trong vòng 30 năm rừng ngập mặn lớn nhất thế giới ở Indonesia đã mất 40% diện tích, chủ yếu là do các ao nuôi tôm gây ra. Còn ở Việt Nam cũng không thua kém gì, điều đó làm cho Tiun nổi lên một lòng tham không đáy, anh ấy khẳng định muốn cứu rừng ngập mặn thành công mỗi tháng cần quyên góp 100 tỉ để giải phóng các ao tôm cá quanh rừng đước, nhưng chỉ bằng việc làm vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể giúp đó là nhấn đăng ký, like và share cho kênh youtube TIUTAC 

Chó cá Funny được Tiun huấn luyện để phóng sanh giải cứu rừng đước

Tại sao là người Việt Nam phải ủng hộ chàng tiên cá Tiun mà không phải ai khác?

Vì anh ấy sở hữu nhịp tim đập chậm nhất thế giới để chứng minh tâm không tham sân si hơn bất kỳ ai trên đời này, tất cả việc làm của Tiun là chân thật cứu độ chúng sinh trong biển khổ, và anh ấy cũng là người đầu tiên miễn nhiễm với Covid-19 và tất cả bệnh cảm cúm trên đời này từ năm 18 tuổi. Với kinh nghiệm đã giúp nhiều người thành công làm tỉ phủ ở Việt Nam từ năm 2010 nhưng vì giải cứu thiên nhiên động vật và giúp đỡ trẻ em làm tiên cá thoát khỏi bệnh tật, anh ấy đã hy sinh quá nhiều thời gian, bây giờ nhìn lại phải cầm tiền chạy đua với mực nước biển mới có hy vọng cứu được rừng ngập mặn thành công. Tương lai tốt đẹp của thế giới có thể kéo dài được hay không? Chính là sự ủng hộ của quý vị dành cho Tiun hôm nay.

Trên thế giới có rất nhiều chương trình bảo vệ rừng ngập mặn, điển hình là: tổ chức bảo tồn quốc tế GMA, liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế, tổ chức bảo tồn thiên nhiên, quỹ động vật hoang dã thế giới và quốc tế đất ngập nước. Sự thật đáng buồn là họ không phải tổ chức của Việt Nam và người ta chỉ quan tâm cho những khu rừng ngập mặn ở nước khác, sẽ không bao giờ ưu tiên hay công khai minh bạch việc làm khi được ủng hộ như TIUN vì kinh nghiệm quyên góp hơn triệu đô la từ việc làm web và phần mềm trốn thuế cho các quỹ bảo vệ động vật hoang dã đã cho chàng tiên cá kinh nghiệm này. Thế nên chỉ có người trong một nước mới thương nhau nhiều thôi. Nếu ngoài kia có tỉ phú nào muốn ngưng làm giàu từ bây giờ và nghĩ mình đủ năng lực làm việc này thì dưới đây là kế hoạch giải cứu rừng đước của chàng tiên cá, biến ước mơ thành hiện thực giúp Việt Nam trở thành cường quốc châu Á thật sự, không còn bị chảy máu chất xám dân tộc con rồng cháu tiên sẽ không phải đi làm công cho bất kỳ đế chế nào nữa, và niềm tự hào chắc chắn là đất nước chúng ta sẽ có người đoạt giải Nobel khoa học, chứ không phải là một thế hệ trẻ lũng bại chỉ biết lao đầu vào game người lớn.

Giai đoạn 1: Phóng sanh cá biển nhặt rác nhựa

Giai đoạn 2: Tuyên truyền giáo dục cộng đồng

Giai đoạn 3: Giải phóng ao đùng nuôi tôm cá

Giai đoạn 4: Trồng lại vùng ven rừng ngập mặn

Giai đoạn 5: Phát triển du lịch sinh thái miễn phí

Giai đoạn 6: Xây nhà máy xử lý rác thành đất trồng

Mục tiêu của chàng tiên cá Tiun đến năm 2030 sẽ khôi phục được ít nhất 30% diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam, dẫu có biến đổi khí hậu đến mức nước biển sẽ nhấn chìm một số nơi nhưng rừng đước vẫn còn cơ hội tiếp tục phát triển để lắng tụ trầm tích, chống xói mòn và bồi lại đất đai.

Chó cá Happy sẵn sàng hy sinh phục vụ Tiun để bảo vệ thú sổ đỏ trong rừng đước

Bạn có muốn giúp bảo vệ rừng ngập mặn?

Chàng tiên cá Tiun khuyên: "Nếu bạn tổ chức tiệc cưới hỏi, sinh nhật, tất niên,...đừng bao giờ làm món tôm sú hay thẻ vì tất cả chúng đều là tôm nuôi trong rừng ngập mặn. Còn nếu là cá chim hay mú thì thường được nuôi cá bè nên không sao!". Theo tìm hiểu trong các ao đùng ven rừng ngập mặn, Tiun chỉ gặp đa số là cua biển, hay tôm còn cá nước mặn thì rất ít người nuôi thành công mà chỉ toàn là rô phi biển.

Tham gia chương trình phóng sanh cá biển hùn phước 10k, nghĩa là mỗi ngày anh ấy sẽ trích ra 10.000đ từ đóng góp của bạn để giải cứu cá biển. Lúc trước Tiun nghĩ kiếm được tiền Youtube thì sẽ dùng để phóng sanh, khỏi kêu gọi quyên góp ủng hộ, nhưng khi thấy mỗi tháng chỉ kiếm được không quá $20 suy ra muốn cứu được rừng ngập theo cách chờ đợi này thì 1000 năm nữa cũng không có cơ hội.

Biến chủng Covid không dừng tiến hóa kéo dài thời gian để Tiun cứu chúng sinh thoát biển khổ

Đừng tin viễn cảnh tương lai hiện đại với những phương tiện công nghệ cao cấp mà quên đi sự tồn tại của Corona, có ai dự đoán được điều đó ngoài Tiun từ 10 năm trước đã từ bỏ sự nghiệp công nghệ thông tin để giúp trẻ em học bơi lặn thoát khỏi bệnh tật. Nay thời gian giải cứu rừng ngập mặn không còn nhiều, để mọi thứ khổ đau dừng lại xin hãy cùng nhau ủng hộ Tiun khi anh ấy chẳng còn gì trong tay để toàn tâm toàn ý cứu lấy tương lai những khu rừng đước để an lạc thật sự đến với tất cả muôn loài.

Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...