Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Rác thải nhựa có làm chết rừng ngập mặn không?

Cám ơn rừng ngập mặn đã gửi rái cá Titi đến phụ Tiun cứu chúng sinh trong biển khổ

Những khu rừng ngập mặn ở Việt Nam đang chết ngạt vì rác thải nhựa và không mấy ai có đủ năng lực bơi lặn để gỡ từng miếng rác dính trong những gốc cây đước. Xem qua các video phóng sanh giải cứu cá biển trong rừng đước của Tiun, bạn sẽ bắt gặp những cảnh vớt rác nhựa không hề đơn giản chút nào. Ô nhiễm nhựa trong rừng ngập mặn đang là một vấn đề nhức nhối đối với toàn thế giới, nếu không được nhà nước quan tâm kịp thời, thúc đẩy người dân ý thức dừng xả rác xuống nước thì chắc chắn rừng đước sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này, dẫn đến thiếu không khí sạch trầm trọng, vì rừng ngập mặn đang chiếm trữ lượng oxy gấp 5 lần so với rừng nhiệt đới, hậu quả là trái đất ngày càng nóng dần lên, khiến băng tan nhanh hơn và nhấn chìm nhiều hòn đảo và các quốc gia cho đến khi hành tinh nước chỉ còn lại 10% đất liền.

Nhìn thấy trước được tương lai khủng khiếp ấy, chàng tiên cá Tiun đã từ bỏ tất cả chỉ để phóng sanh cá biển và nhặt rác thải nhựa trong rừng ngập mặn, vì anh ấy biết rõ nhặt rác ở khu vực này là khó nhất, rất dễ làm tổn thương cây cối và các loài sinh vật đang sống dưới đất. Rác nhựa bị cuốn vào rừng đước rất khó gỡ ra, gốc cây lại chằn chịt vướng víu. Với kinh nghiệm thu gom rác nhựa ở mọi địa hình, anh Tiun khẳng định" Nhặt rác thải nhựa trên bờ khổ 1, trong nước khổ 10, dưới biển khổ 20 nhưng trong rừng đước khổ tới 100. Thu gom rác trong rừng đước còn khó hơn lặn biển cắt lưới cá mắc san hô. Chỉ tội nghiệp cho người xả rác là không hiểu được nổi khổ đó."

Cám ơn quý vị Bồ Tát đến phụ Tiun xử lý rác thải nhựa trong rừng đước

Dựa trên các nghiên cứu của bản thân và từ các nhà khoa học trên thế giới, Tiun cho rằng việc khôi phục rừng đước là khó thể, nếu vấn nạn vứt rác thải nhựa xuống nước từ thành phố và cộng đồng dân cư sống ven rừng ngập mặn vẫn tiếp diễn. Dù anh ấy cố gắng phóng sanh rất nhiều loài giáp xác như: cua, còng, cúm, ba khía, rạm, tôm phốc,...vô rừng ngập mặn mỗi ngày với mục đích để những loài vật này tự làm vệ sinh gốc cây đước nhưng số lượng của chúng trong tự nhiên còn ít hơn rác thải nhựa nên không giúp ích được gì. Tiun thường thấy các loài giáp xác này hay đi qua lại trên những rễ cây đước để làm cho rể cây thông thoáng và trục vớt thức ăn trôi ngang qua, nhưng chúng lại bị ngư dân bắt hại cạn kiệt. Thế nên chỉ còn cách trông chờ sự ủng hộ trên kênh youtube TIUTAC thắp lên tia hy vọng cho tương lai rừng đước. Đồng thời nhờ các mạnh thường quân hỗ trợ phóng sanh cá biển mới có thể tục duy trì cuộc chiến với ô nhiễm rác thải nhựa rừng ngập mặn. 

Nước lớn bơi vào rừng sâu vớt rác nhựa dễ hơn nước ròng sẽ giẫm đạp chết cây đước con

Khi anh Tiun bắt đầu theo dõi hoạt động của rác nhựa trong rừng đước vào tháng 6 năm 2021, bằng việc đánh dấu 1 gốc cây đước bị quấn bởi 1 bao nilong và để yên đó suốt 6 tháng thì đến tháng 12 nhìn lại gốc cây đước chỗ đó đã gãy và bao rác cũng trôi đi mất. Hé lộ 1 sự thật cây đước không chỉ bị tróc gốc chết do nạn hút trộm cát hay bị ngư dân thường xuyên giẫm đạp đào phá bắt hải sản (cua, sò, ốc, chem chép,...) mà phần lớn là do rác thải nhựa gây ra.

Nói chung, cây đước chết vì rác thải nhựa là do có bộ rễ nổi trên mặt nước để hô hấp. Những chiếc rễ giống như ống thở vào lúc thủy triều lên chúng sẽ trao đổi oxy và cacbon dioxit trong nước, nếu bị rác nhựa bám vào rễ cây sẽ chết ngạt nếu không được lấy rác ra sớm. Chính vì thế ở nơi bị rác nhựa bao phủ dầy đặc thì không chỉ có rễ cây chết mà hầu như tất cả cây cối đều bị san bằng tạo ra những vùng đất trơ trụi phía trong rừng đước. Càng đi sâu vào những cánh rừng ngập mặn, sẽ càng thấy rõ cây đước thưa thớt và ngã đổ nhiều hơn, nguyên nhân là do rác thải nhựa tích tụ quá nhiều làm cây thúi gốc chết, chứ không hẳn do săn trộm chặt phá rừng gây ra.

Dọc theo đường bờ biển Việt Nam từ Nam ra Bắc, khó có thể tìm thấy khu rừng ngập mặn nào có 1 mét vuông không dính rác thải nhựa. Anh Tiun kể lại: "Trung bình mỗi 1 mét vuông tôi tìm thấy hơn 30 mẩu rác thải nhựa mỗi ngày, hôm nay vừa nhặt xong rác nơi đó 3 ngày sau quay lại thấy lượng rác vẫn không thay đổi. Tôi thường ăn chay nên sức bền có thừa nhưng khỏe mạnh thì không có dư để lụm rác nhựa trong rừng đước mỗi ngày và dễ bị trầy xước thân thể nếu bơi sâu vào trung tâm của rừng ngập mặn. Động lực để tôi có thể tiếp tục nhặt rác thải là nghĩ đến tương lai các học trò của mình, và sự kỳ vọng của những ai đang ủng hộ tôi. Điều đáng chú ý nhất về rác thải nhựa trong rừng ngập mặn, không phải là rác nổi trên bề mặt hay quấn vào cây đước, mà là bị chôn sâu dưới các lớp trầm tích có độ dầy lên tới 40cm tức là gần đầu gối của tôi, thường là nhựa dẻo, nhựa mika, hay thậm chí là những vật dụng sắt nhọn. Chính vì vậy việc nhặt rác trong rừng đước lúc nước ròng nguy hiểm hơn cả khi nước lên. Nếu kỷ năng bơi lặn của bạn chưa đủ thì trở ngại rất nhiều trong việc kéo rác về, dễ mắc kẹt vướng víu, bị vật nhọn cành cây va quẹt gây sát thương."

Cân bằng tốt mới có thể không va quẹt trong rừng đước, xin đừng xã rác thải nhựa ra sông ngòi.

Hiện tại chàng tiên cá Tiun vẫn cố gắng nhặt rác thải nhựa mỗi ngày trong rừng đước để làm tuyên truyền khuyên mọi người đừng xã rác xuống nước, và tìm giải pháp tốt hơn để khôi phục rừng ngập mặn. Anh ấy cũng nhận ra khả năng phát triển của cây đước rất mạnh mẽ, dù bị rác nhựa tấn công áp đảo nhưng các mầm non sự sống vẫn tiếp tục phát triển, mặc kệ các lớp trầm tích đang bị rác nhựa chôn vùi, cây cối vẫn cố gắng đâm chồi xung quanh bao lấy rác thải nhựa. Giống như cây đước rất muốn phát triển mạnh để cứu thế giới thoát khỏi biến đổi khí hậu, nhưng con người vẫn chưa quan tâm chúng mà vẫn đang vứt rác nhựa xuống nước liên tục hằng giờ để tận diệt rừng ngập mặn. Thế nên giờ còn 1 việc làm vô cùng đơn giản là hãy đăng ký kênh youtube TIUN, like và share cho các video kêu gọi chống rác thải nhựa của anh ấy, là bạn đang góp phần giải cứu rừng ngập mặn không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Dự án phục hồi rừng đước của Tiun chỉ thực sự thành công khi được cộng đồng ủng hộ nhiều. 

Rừng ngập mặn không chỉ là trường mầm non của các sinh vật biển, lá phổi xanh của thành phố mà còn là vành đai xanh bảo vệ đất liền chống xói mòn đất và sóng thần. Vậy mà vẫn chưa có mấy ai nhận ra điều đó lại để cho hằng ngàn khu rừng đước ở Việt Nam bị tàn phá, nhường chỗ cho những cánh đồng lúa, ruộng muối, các ao nuôi trồng thủy hải sản, trang trại chăn nuôi, nhà máy xí nghiệp, đường cao tốc, thậm chí là nhà ở, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Chính sự vô minh này dẫn đến hiện tượng đại dương sắp trả thù nhân loại, mà chỉ có rừng ngập mặn mới ngăn được mối hiểm họa này. Nếu tiếp tục khai thác rừng ngập mặn cho những hoạt động phục vụ lợi ích con người thì tất cả sẽ phải trả giá đắt trong ngày phán xét vì đã hủy diệt môi trường sống của hằng triệu sinh vật khác bằng rác thải nhựa, quả báo cộng nghiệp đối với chúng ta thật sự siêu to khổng lồ. Trong đó có một số chuyện sạc lở đất, bờ biển mất dần nổi lên như cồn những năm gần đây, mà nguyên chính là do rừng ngập mặn bị ô nhiễm rác thải nhựa. Rừng đước thật sự là một phương pháp phòng thủ tự nhiên tuyệt vời, không mất tiền mua mà mọi người chưa biết chung tay bảo vệ, chúng là những lá chắn sóng và ngăn chặn xói mòn tuyệt vời bằng cách giữ lại trầm tích để làm đất đai thêm màu mỡ.

Phục hồi rừng ngập mặn theo phương pháp của chàng tiên cá Tiun chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc gia. Rừng ngập mặn khỏe mạnh phát triển tốt có nghĩa là quần thể cá biển dồi giàu và nghề đánh bắt thủy hải sản cũng bền vững. Ngành du lịch sinh thái sẽ thu hút được khách quốc tế, thúc đẩy việc làm ổn định cho người dân địa phương. Chính phủ vẫn chưa ưu tiên phục hồi rừng ngập mặn là một sai lầm lớn, trong khi chỉ có mình Tiun phải nỗ lực tái tạo vành đai xanh dọc bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, việc làm này nếu không được ủng hộ phát triển nhanh chóng để kéo dài thêm 1 thập kỷ nữa, cơ hội phục hồi rừng ngập mặn sẽ không còn, cứ thờ ơ như hiện tại thì đến năm 2050 biển chỉ còn rác thải nhựa, rừng ngập mặn cũng hết đường cứu chữa.

Chàng tiên cá Tiun nhắn nhủ đừng chú trọng vào việc trồng lại rừng, vì khả năng phục hồi tự nhiên của cây đước rất mãnh liệt, phải khẩn trương biện pháp mạnh cho người dân ý thức đừng vứt rác nhựa xuống nước, xử lý nghiêm các cơ sở đang thải chất độc ra sông biển, ngăn chặn các dự án bất động sản mua đất ven rừng đước để phân lô bán nền vì sẽ khiến cho động vật hoang dã bị tuyệt chủng.

Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...