Rừng ngập mặn là nơi sinh sản và kiếm ăn của cá, tôm, chim và một số loài động vật có vú. Chúng tạo thành nền tảng của chuỗi thức ăn quan trọng dựa trên mảnh vụn và là nơi trú ẩn cho cá con và động vật không xương sống. Khoảng 75% cá và tôm được đánh bắt để ăn thịt dành ít nhất một phần vòng đời của chúng trong rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn cũng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài vật khác.
Rừng ngập mặn cải thiện chất lượng nước bằng cách lọc các chất ô nhiễm, ổn định và cải tạo đất và bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn. Hệ thống rễ cây đước chằn chịt làm chậm dòng nước chảy giúp lắng đọng trầm tích, để chất độc và chất dinh dưỡng có thời gian liên kết với các hạt trầm tích hoặc các hạt đất sét trong quá trình lắng đọng để làm sạch nguồn nước. Chàng tiên cá Tiun đã thí nghiệm dùng chân của mình tiếp xúc trực tiếp với đất sình trong rừng đước nơi anh ấy phóng sinh cá biển, để lại hậu quả là toàn bắp chân nổi đầy mẫn đỏ dị ứng gây ngứa ngáy khó chịu vô cùng, để biết rõ rừng ngập mặn ở đây đang bị nhiễm độc hay chứa nhiều chất dưỡng. Anh ấy phát hiện ra những khu rừng đước có nhiều lắng đọng trầm tích là chất độc thì cũng sẽ làm cho cây đước dễ bị thúi gốc chết.
Trên thực tế, rừng ngập mặn thường được chọn làm khu vực tiếp nhận nước thải. Các vùng đất ven rừng ngập ngập mặn được xây dựng để xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản và nước thải từ các nhà máy xí nghiệp điển hình như công ty bột ngọt Vedan, Formosa,...thậm chí các trang trại nuôi gia súc, gia cầm cũng mở ra ở ven rừng ngập mặn để tiện thải chất dơ bẩn độc hại, rác rưới ra môi trường nước. Sở dĩ nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam để phát triển nhà máy xí nghiệp vì quốc gia chúng ta có hệ thống sông ngòi dầy đặc nên dễ xã rác xuống nước đỡ tốn chi phí xử lý và nhân công quá rẻ, họ chỉ cần thải chất độc ra nguồn nước phá hoại môi trường sống ở đó một thời gian, thì chắc chắn sẽ có nhiều ngư dân bỏ nghề để xin làm công nhân nơi đó. Thế nên nhà nước không kiểm soát chặt chẽ hơn các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp đang mọc lên như nấm ven rừng ngập mặn sẽ làm cho người dân thêm bệnh khổ, đất nước mãi yếu kém đi làm công cho thế giới, chính vì những đồng tiền ăn hối lộ dơ bẩn trong hiện tại để cho rừng ngập bị tàn phá sẽ hủy hoại tương lai không chỉ của con em quý vị mà của cả thế giới.
Rừng ngập mặn có thể tạo ra thảo dược quý, mật ong và trái cây ví dụ như: trái bần, dừa nước,... Mật ong trong rừng ngập mặn được các nhà khoa học đánh giá là chất lượng nhất. Nhiều loại thuốc đặc trị được làm ra từ rừng ngập mặn, bao gồm thuốc điều trị các chứng rối loạn về da, nhức đầu, thấp khớp, rắn cắn, lở loét và nhiều loại thuốc khác. Một số cây trong rừng ngập mặn được đánh giá cao về chất lượng gỗ, thường được ngư dân chặt về dùmg làm đăng chuồng bắt cá.
Rừng ngập mặn có thể phát triển thành địa điểm thu hút du lịch sinh thái, chàng tiên cá Tiun còn dự định tạo ra một lối đi bộ lát ván từ nhà anh ấy dẫn vào rừng đước, phát triển một khu vực ngắm chim và bảo tồn rái cá để những ai ủng hộ kênh Youtube TIUTAC phát triển có thể đến tham quan. Thiên đường hạ giới trong rừng đước ở Việt Nam có thể được tạo ra sớm hay muộn là do những cái like và share cho các video kêu gọi phóng sanh cá biển và nhặt rác thải nhựa dưới nước của anh ấy.
Rừng ngập mặn là môi trường sống quan trọng của một số loài trong sổ đỏ cần được bảo tồn như: rái cá, beo, chồn, khỉ đuôi lợn, heo rừng, kỳ đà,...Rừng ngập mặn có giá trị đáng kể đối với nghề làm muối của người Việt Nam, là cơ sở đào tạo văn hóa quan trọng để dạy cho trẻ em về cách đánh bắt và hái lượm truyền thống, cũng như các cách truyền thống để sử dụng các nguồn tài nguyên nơi đây.
Công tác bảo vệ rừng ngập mặn ở Việt Nam chưa được chú trọng, nhiều loài sinh vật biển đang mất dần vì bị đánh bắt hải sản tận diệt, chất độc hại thì liên tục thải xuống nước kèm rác thải nhựa, chính vì thế chàng tiên cá Tiun đã chấp nhận hy sinh cuộc sống và mơ ước cá nhân, để cống hiện cho rừng ngập mặn bằng việc phóng sanh cá biển, bảo tồn rái cá và nhặt rác thải nhựa dưới nước. Nếu quý vị muốn hỗ trợ công việc hằng ngày này trong rừng đước của anh ấy, có thể liên hệ qua website hoặc để lại bình luận trên video này.
Comments
Post a Comment