Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Có nên nuôi cáo sa mạc làm thú cưng giữ nhà


Những năm gần đây ở Việt Nam liên tục xuất hiện những loài thú độc lạ từ nước ngoài được giới trẻ săn đón làm thú cưng. Với vẻ ngoài đáng yêu, đôi mắt to tròn, màu lông trắng vàng bắt mắt, cáo sa mạc đang được rao bán với giá hàng nghìn đô mỗi con thu hút sự quan tâm lớn từ giới trẻ. Cáo sa mạc được biết đến là loài cáo nhỏ nhất thế giới, con trưởng thành nặng khoảng 10kg, với tổng chiều dài chưa đầy 40cm. Thức ăn chính của cáo sa mạc thường là côn trùng, thịt sống. Trong điều kiện sống bình thường, loài cáo này có tuổi thọ từ 12-16 năm. Bản chất của loài này rất năng động, thích leo trèo, phân bố chủ yếu ở sa mạc Sahara, nơi có khí hậu nắng nóng khắc nghiệt. 

Nuôi cáo sa mạc cũng giống như nuôi rồng Nam Mỹ, đều là thú hoang dã ngoại lai vốn không thích hợp để nuôi trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam vì không phát triển được, ngược lại còn kích cầu nạn săn bắt thú bản địa của quốc gia khác. Giống như trường hợp rái cá Việt Nam bị bắt sang Nhật Bản làm thú cưng hợp pháp, trong khi Nhật Bản không phải là môi trường bản địa của rái cá Việt Nam, khiến nạn săn bắt rái cá ở Việt Nam ngày càng tăng cao, khiến số lượng rái cá sụt giảm nghiêm trọng bất chấp rái cá là thú Sổ Đỏ đang được Nhà nước bảo vệ. 

Do biến đổi khí hậu nên cáo sa mạc khó tồn tại ngoài tự nhiên, số lượng loài cáo sa mạc trong tự nhiên bị sụt giảm nên nhiều quốc gia phát triển mang loài vật này về làm thú cưng, điển hình là Mỹ, dẫn đến tình trạng cáo sa mạc đang bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Cái khó của loài vật này là nếu để ở ngoài môi trường hoang dã cũng khó sống do biến đổi khí hậu, nhưng nếu nuôi làm thú cưng một thời gian sau cũng sẽ chết vì không được sống đúng với môi trường bản địa, nếu muốn chúng sống phải chăm sóc rất cực, người nuôi phải đảm bảo cơ sở vật chất như trong một sở thú, có nhân viên bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên, không đơn giản như nuôi thú cưng chó mèo. Với những loài thú lạ, nếu có bị ốm đau cũng rất khó tìm được bác sĩ và loại thuốc phù hợp, khiến chũng dễ bị chết vì không được chữa trị dứt điểm. Thông thường người nuôi chỉ để ý đến vẻ đẹp dễ thương rồi mua về nuôi làm thú cưng chứ không tìm hiểu bản chất của loài vật có thích hợp sống cùng con người hay không. Bỏ vài chục triệu đồng để mua một con thú cưng cáo sa mạc thì rất lãng phí vì nuôi một thời gian chúng sẽ bị chết, chưa kể chúng không thể phát triển, sinh sản bình thường như ở trong tự nhiên được. Giá đắt, môi trường nuôi nhốt không phù hợp để cáo sa mạc thể hiện bản tính hiếu động, thích leo trèo và đào hang, nếu được con người chăm sóc trong thời gian dài sẽ khiến chúng thui chột bản năng, làm mất vai trò của loài này trong tự nhiên, sau này dù có thả về môi trường bản địa cũng không thể sống sót.  

Những loài thú hoang dã thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho con người, đồng thời chúng cũng dễ lây bệnh từ con người truyền sang ví dụ như bệnh cảm cúm, một người bình thường 50-60 kg cũng còn bị ốm sốt khó thở chưa kể loài vật bé nhỏ như cáo sa mạc chỉ nặng vài kg khi bị virus cảm tấn công thì khó mà chống chọi được. 

Trong một lần qua Thái Lan, anh Tiun có ghé qua chợ thú cưng Chatuchak bày bán rất nhiều thú cưng từ chó mèo đến các loài thú hoang dã ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có cáo sa mạc ở Bắc Phi và rái cá vuốt bé của Việt Nam. Hiện ở nước ngoài trào lưu nuôi cáo sa mạc vẫn còn đang rất phổ biến nên người ta buôn bán rất đông. Nuôi thú ngoại lai không có lợi ích gì, thay vì bỏ ra vài chục triệu đồng để mua một con cáo sa mạc xa lạ, mọi người nên tìm hiểu những loài thú bản địa của quốc gia mình nuôi cho đỡ tốn kém, vừa dễ nhân giống, vừa mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần phát triển thú quốc gia, ích nước lợi nhà.


Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...