Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Rái cá được giải cứu không muốn một mình ở rừng đước

Thời kênh youtube TIUTAC còn nổi tiếng, rất nhiều người biết và liên hệ anh Tiun để giải cứu rái cá. Hồi đó, sau khi nhận được rái cá, anh Tiun sẽ đem chúng thả về rừng ngay. Bé rái cá trong video được anh Tiun chăm sóc, cho ăn uống khoảng 1 ngày thì được đem về khu rừng đước gần nhà để thả. Tuy nhiên nó không chịu đi mà cứ bám theo anh Tiun hoài. Điều này là do rái cá có tập tính sống bầy đàn, không thích sống một mình, khi được ai đó chăm sóc cho ăn, chúng sẽ theo bản năng mà đi theo để được che chở, bảo vệ. Trường hợp này, dù chỉ sống cùng anh Tiun một ngày nhưng bé rái cá đã coi anh Tiun là con đầu đàn mà đi theo luôn. 

Lựa chọn giải cứu thiên nhiên động vật, anh Tiun đã chấp nhận đánh đổi nhiều thứ, thậm chí là cả sự nghiệp thiết kế website nổi tiếng ở Việt Nam. Lúc còn ở Sài Gòn, anh Tiun vừa dạy bơi tiên cá, vừa làm thiết kế website phần mềm, vừa dành thời gian giải cứu động vật. Nhiều khách hàng liên hệ muốn hẹn gặp trao đổi về các dự án thiết kế nhưng do bận đi giải cứu mà anh Tiun đã không thể đến gặp khách hàng, khiến họ bực mình, từ đó mất đi một lượng khách hàng lớn. Nói về thiết kế website phần mềm, anh Tiun là nhân vật nổi tiếng trong ngành khi từng đồng hành với nhiều công ty, tập đoàn lớn như Vingroup, Gamuda Land, Mắt Bão…từ thời những công ty này còn chưa nổi tiếng và thành công rực rỡ như bây giờ.  Khi đã lựa chọn giải cứu động vật và thả chúng về tự nhiên thì không thể làm được việc khác, coi như là anh Tiun từ bỏ sự nghiệp chính của mình luôn.  Làm 9 năm giải cứu thiên nhiên động vật, đánh đổi cả sự nghiệp nhưng đổi lại anh Tiun không được gì, không được Việt Nam mình ủng hộ, bị mấy tổ chức tào lao bát nháo ghen tị đặt điều nói xấu. Anh Tiun quyết định chuyển hướng làm video tiếng Anh, hướng đến cộng đồng quốc tế vì ở Việt Nam không được ai ủng hộ. Nhờ đó mà kênh youtube TIUTAC đang tăng trưởng từng ngày và nhận được sự quan tâm đông đảo của người nước ngoài. Nếu biết trước anh Tiun đã làm điều này sớm hơn kể từ khi bắt đầu mở kênh trở lại. Hi sinh nhiều thứ cho thiên nhiên động vật nhưng nhiều người lại nghĩ làm ba cái trò câu view câu like như những youtuber khác, trong khi sự thật là anh Tiun đã từ bỏ nhiều cơ hội tốt để thành công trong lĩnh vực phần mềm của mình. 

Từ câu chuyện thả rái cá về rừng mà bé rái cá đi theo hoài, khiến anh Tiun nhận ra mình phải có trách nhiệm tới cùng để cứu loài vật này, không thể làm thêm việc nào khác. Từ việc chăm sóc, tìm ngư dân sống gần môi trường tự nhiên của chúng đê gửi gắm, trả tiền hàng tháng để họ bảo vệ chúng, cho đến khi chúng lớn trưởng thành tự tìm được bầy đàn của mình, tất cả là một hành trình dài vừa tốn công, tốn sức tốn tiền bạc. Vậy mới nói giải cứu rái cá không hề đơn giản, không phải chỉ thả về rừng mà xong chuyện. Nếu rái cá là con cái, khi đã quen với môi trường sống, tìm được con đực kết đôi, chúng sẽ theo nhau trở lại rừng và hòa nhập với bầy đàn, nhưng nếu rái cá là con đực thì khi về rừng chúng sẽ bị những con rái cá khác đánh cho bờm đầu vì tưởng tranh giành lãnh thổ. Vậy nên, tái thả động vật hoang dã về tự nhiên không phải dễ, đặc biệt với rái cá thú cưng thì tỉ lệ sống sót cực kỳ thấp, cần phải có thời gian để rái cá thú cưng lấy lại bản năng bị mất, quen với tự nhiên, được người dõi theo bảo vệ thì mới mong trở lại rừng một cách an toàn.

Hiện tại anh Tiun đang sống ở trong rừng, giải cứu rừng đước và thiên nhiên động vật, làm thêm video youtube mong có thêm kinh phí để giải cứu được nhiều loài vật hơn, bảo vệ thiên nhiên Việt Nam mà ở Việt Nam không ai ủng hộ, nên làm video quốc tế để cộng đồng quốc tế ủng hộ. Ai đang nuôi rái cá làm thú cưng mà đọc được bài viết này hãy liên hệ anh Tiun trả rái cá về tự nhiên để chúng phát huy vai trò của mình trong tự nhiên, bảo vệ rừng đước và cân bằng hệ sinh thái của đất nước. 

Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...