Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Điều gì đã xảy ra với một trăm ngàn cây đước tôi trồng trong một năm

Rái cá Titi đồng hành cùng chàng tiên cá Tiun trồng 100.000 cây đước trong suốt một năm qua

Kể từ khi thực hiện chiến dịch trồng rừng đước, anh Tiun đã trồng được 100.000 cây đước. Thật kỳ diệu có 1 cây cam trong số đó. Điều kỳ diệu luôn hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta, ví như trong số hàng tỷ người trên Trái Đất có mấy ai lựa chọn cuộc sống ở trong rừng, cùng rái cá trồng rừng, bảo tồn sinh vật biển như anh ấy. Hàng năm có đến bao nhiêu ngôi đền, chùa, miếu được xây dựng trên thế giới, có bao nhiêu người đã quyên góp ủng hộ để tạo nên những công trình này? Ở đây liệu có âm thanh của sự sống, có tạo ra khí oxy cho con người hít thở như những khu rừng hay không? Có phải con người đang quá bất công với tự nhiên, chăm lo cho mình quá nhiều mặc sự sống chết của muôn loài động vật khác? Có lẽ không phải hổ hay cá sấu mới đáng sợ, con người mới là loài đáng sợ nhất trên Trái Đất này. Dù có hàng trăm tôn giáo ra đời và hàng tỷ nơi thờ tự được xây dựng trong hơn 2000 năm qua, con người vẫn không ngừng xâm phạm thiên nhiên và tàn sát động vật.

Đến nay đã hơn 1 năm anh Tiun sống trong rừng đước bảo tồn rái cá, bảo vệ sinh vật biển, nhặt rác thải nhựa, và đã trồng hơn 100.000 cây đước. Trung bình cứ 1000 đến 5000 cây đước được trồng mỗi ngày. Ban đầu anh ấy nghĩ rằng nếu trồng cây gần nhau thì sau này nhặt rác sẽ dễ hơn, chúng không bị mắc kẹt ở trong, nhưng sau một năm quan sát cây phát triển, anh ấy nhận ra rằng không nên làm như vậy. Cây mọc sát nhau sẽ khiến rác dễ bị mặc két hơn, mọc chen chúc khiến những cây ở dưới không đón được ánh sáng mặt trời sẽ bị héo, chết. Nếu có thể tiếp tục trồng cây anh ấy sẽ trồng mỗi cây đước cách nhau 20cm, đủ không gian để chúng phát triển tốt nhất. Thật sự làm bảo tồn trong rừng rất khó khăn, vừa lo cho cuộc sống của bản thân, vừa trồng rừng, phóng sinh, bảo tồn động vật khiến anh Tiun không có đủ kinh phí để trang trải. Anh ấy rất muốn được tiếp tục trồng rừng nếu được sự giúp sức của mọi người. Anh ấy đã xin tài trợ từ các tổ chức, chương trình trồng cây toàn cầu, nhưng đều bị họ từ chối, không có phản hồi. 

Rừng ngập mặn tạo ra lượng khí oxy gấp 5 lần so với các khu rừng khác, đó là lý do vì sao anh Tin chăm chỉ bảo tồn rừng ngập mặn đến vậy. Không những thế, rừng ngập mặn còn là nơi cư ngụ của các loài động vật. Nếu rừng ngập mặn bị xóa sổ thì Trái Đất sẽ chìm trong biển nước, thảm họa sẽ xảy đến. Có lẽ ai cũng biết những điều này nhưng chẳng ai mấy ai ủng hộ anh Tiun và những việc anh ấy làm, đã thế còn buông lời chế nhạo, kêu anh ấy sao không chuyển nghề khác mà lại chọn bảo tồn, trồng rừng để làm gì rồi ngồi đó phàn nàn. Thế nhưng nếu anh Tiun từ bỏ việc trồng rừng vậy ai sẽ là người thay thế anh ấy? Bất luận thế nào, anh Tiun cũng rất cảm ơn mọi người đã tạo động lực, ủng hộ anh ấy trồng hơn 100.000 cây đước trong một năm vừa qua. 

Hiện anh Tiun đang quay lại với công việc dạy bơi cho trẻ em ở khu dân cư gần rừng ngập mặn, anh ấy sẽ tiếp tục trồng rừng khi nhận được những sự ủng hộ tiếp theo từ phía mọi người. Rất cảm ơn cô Bích Xuân đã ủng hộ 600 đô la, cô Tinh Ngọc ủng hộ 100 đô la, My Bùi ủng hộ mỗi tháng 13 đô la để anh Tiun có động lực tiếp tục hành trình trồng 100.000 cây đước tiếp theo. Hy vọng mọi người sẽ tiếp tục ủng hộ anh Tiun trồng rừng ngập mặn bằng cách tham gia quyên góp trên trang Patreon của anh ấy. Nếu chúng ta chung tay trồng rừng, thiên nhiên, sinh vật và con người sẽ được bảo vệ. 



Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...