Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Nàng tiên cá xuất hiện ở thác Bản Giốc

Chị Thu là học viên đầu tiên trong năm 2021 của Tiun. Sau khi đến hồ bơi luyện làm người cá trong 5 ngày, và thử thách thành công làm nàng tiên cá bơi lội cùng rái cá ở rừng ngập mặn nơi chàng tiên cá đang làm bảo tồn hoang dã. Chị đã chính thức được nhận sứ mệnh của tiên cá để giúp tiên cá Tiun kêu gọi cứu thiên nhiên động vật tại Việt Nam. Muốn mua đồ bơi tiên cá Tiun giống chị Thu? Vui lòng liên hệ fanpage TIUTAC

Hôm nay, tiên cá Thu đã tới Cao Bằng vừa đi dạy Spa vừa thăm thác Bản Giốc, kèm kết hợp khảo sát tư vấn khu bất động sản lập làng sinh thái tự cung tự cấp, và dùng những nguyên liệu từ cây cỏ để làm sản phẩm spa, và hướng mọi thứ thân thiện với thiên nhiên. Để làm được điều này, chị ấy đang cần thêm thời gian và suy nghĩ cũng chưa thông lắm, nên đang muốn được cộng đồng ủng hộ đóng góp ý kiến tại Facebook Tiên Cá Thu.


Thác Bản Giốc hay được gọi là tuyệt tác thiên nhiên Việt Nam, nằm ở Đàm Thủy, Cao Bằng, miền Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 335km, đi ô tô mất tầm 7 tiếng. Nếu không rành đường, không muốn phải tự thuê xe thì có thể đi theo tour Thác Bản Giốc Cao Bằng. Còn nếu muốn tự đi trải nghiệm thì có thể đi theo hướng Quốc Lộ 1A đến cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn theo quốc lộ 4A đến thị trấn Đông Khê đi tiếp ĐT208 đến quốc lộ 3 ở thị trấn Hòa Thuận rẽ trai vào quốc lộ 3 đi tiếp 21,3km nữa rồi chếch sang phải đi ĐT206 lên Đàm Thủy sẽ tới thác Bản Giốc.


Thác Bản Giốc là một trong những thác nước Việt Nam nổi tiếng quốc tế. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới, địa điểm này ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch đến Cao Bằng chiêm ngưỡng.


Thác nằm ngay giữa biên giới Việt Nam – Trung Hoa nên có 2 tên thác phụ và thác chính. Nếu nhìn từ chân thác thì có 2 phần thác bên trái gọi là thác phụ và phần thác bên phải gọi là thác chính. Thác phụ và một nửa thác chính bên tay trái thuộc về chủ quyền Việt Nam. Nửa còn lại bên phải của thác chính thuộc về Trung Quốc.


Việt Nam gọi thác phụ là thác Cao, thác chính là thác Thấp nhưng gộp cả 2 phần thác thì gọi chung địa danh này là thác Bản Giốc.


Phía Trung Hoa họ cũng chia thành 2 thác riêng. Thác chính là thác Đức Thiên còn thác phụ là thác Bản Ước.


Một trong những điều tạo nên vẻ đẹp của thác Bản Giốc là ở phần thác chính, thác không chảy thẳng 1 dải từ trên xuống mà có những mô đất mấp mô, chia tầng như cầu thang, khiến nước sông Quây Sơn chảy qua đây chia tách thành nhiều dải, tạo thành một mảng trắng xóa giữa đất trời Cao Bằng, xen giữa màu xanh cây lá.


Do nằm phía đầu tổ quốc, với địa hình đón gió nên khí hậu ở thác Bản Giốc ở Cao Bằng được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, thác Bản Giốc lại đón những cơn mưa rào, khiến dòng nước chảy càng ồ ạt, xiết mạnh đổ xuống tung bọt trắng xóa. Nhiều người cho rằng đây chính khoảng thời gian lý tưởng nhất để ngắm nhìn vẻ đẹp và cảm nhận sức mạnh hùng vĩ của thiên nhiên. Tuy nhiên, với những khách du lịch thác Bản Giốc không hào hứng với những cơn mưa, thì từ khoảng tháng 9 trở đi là lúc thác Bản Giốc bước vào mùa thu và khô ráo nhất. Bầu trời trong xanh và khí hậu lúc này vô cùng mát mẻ. Điều đặc biệt nhất là bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng dòng sông Quây Sơn khi ấy sóng sánh một màu xanh ngọc, thật sự là một tuyệt tác từ bàn tay của mẹ thiên nhiên.






Mùa khô thác Bản Giốc Cao Bằng bắt đầu từ những ngày tháng 10 và kéo dài đến tận tháng 5 năm sau. Khung cảnh Bản Giốc vốn dĩ thanh bình nay còn yên bình và tĩnh lặng. Bức tranh thiên nhiên ngập tràn sắc xanh trong mát mẻ nay đã hòa cùng màu vàng ươm của lúa chín, tạo nên một khung cảnh chẳng thể lãng mạn hơn. Vào mùa khô, dòng nước chảy không xiết và mạnh như tầm tháng 6, thay vào đó là một vẻ trầm mặc, bình lặng hơn. Nhìn từ xa những ruộng lúa chín, ngả nghiêng theo từng làn gió trong lành. Tất cả đã góp phần tạo nên bức tranh vẽ thiên nhiên muôn màu, sống động nhưng cũng vô cùng yên bình nơi đây. Đây cũng là lý do mà mỗi cuối tuần, Cao Bằng lại đón những vị khách đi tour Thác Bản Giốc từ Hà Nội đến nghỉ ngơi, giảm stress sau một tuần làm việc căng thẳng.





Chị Thu đã thực hiện được ước mơ thuở nhỏ của mình là hóa thân thành nàng tiên cá thật sự, chị đã cố gắng chăm chỉ tập luyện ở cái tuổi ngoài 40 nhưng thật tuyệt vời là chị đã thành công chinh phục ước mơ tiên cá, và các bạn cũng vậy muốn trở thành tiên cá không khó về ngoại hình hay tuổi tác chỉ khó do bạn nghĩ vậy mà thôi.


Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...