Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...
Chàng tiên cá Tiun nằm thoi thóp vì trúng độc ô nhiễm như rái cá nhưng vẫn cố kêu gọi dừng phá rừng đước Việt Nam |
Phải mất 4 năm chàng tiên cá Tiun mới tìm ra được nguyên nhân khiến rừng đước biến mất. Tất cả đều do các hoạt động tư lợi cá nhân của con người tạo ra, để khắc phục hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn này, phải bảo tồn các loài vật giữ vai trò tối cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Lâm tặc phá rừng đước chính là dân cư sống ven rừng mỗi ngày họ chặt 1 chút để bán kiếm tiền và thế là cả khu rừng ngày càng thưa thớt, thêm vào đó họ mua chuộc chính quyền địa phương để có thể vận chuyển gỗ trái phép đến những lò nấu làm than. Nguồn tiêu thụ than đước của họ chính là Nhật Bản và Trung Quốc. Họ chỉ chặt phá cây trong phạm vi nhỏ và ít còn nhà nước thì phá trên diện rộng còn khủng khiếp hơn để làm cảng hàng hải, khu dự án công nghiệp, nhiệt điện...Rừng ngập mặn biến mất là do lòng tham không đáy của con người luôn tìm cách vơ vét tài nguyên thiên nhiên hút cát biển xây dựng nhà cửa khiến cây đước tróc gốc ngã đổ, mà không nghĩ đến hậu quả tương lai con em mình phải gánh chịu.
Khi chàng tiên cá Tiun cố gắng trồng 3 triệu cây đước trong 4 năm ở rừng ngập mặn đối diện thiền viện Thường Chiếu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Nhận ra cây cối phát triển rất tốt, nhưng lại bị người ta giẫm nát chết hết hoặc chặt phá khi cây cao được 1 mét, họ không biết rằng tiền đóng góp để có 3 triệu mầm cây đước đó bằng cả trăm triệu đồng mà mấy anh em công an cùng một số mạnh thường quân thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ. Cuối cùng chỉ để làm bài học cho đời sau. Nhận ra người ta không phá rừng kiếm sống thì họ ăn gì? Con người sinh ra càng nhiều mà thiếu sức khỏe và trí tuệ thì không gì ác bằng, sự thật là vậy đó. Tương lai rất khó trồng rừng đước, và đất đai đang bị xói mòn, do hoạt động của thủy triều ngày càng mạnh hơn trước. Khiến cho cây đước con không thể đứng vững mỗi khi nước rút hoặc lên. Thật sự nếu người ta không phá 3 triệu cây đước Tiun đã gieo trồng cho nơi đây, thì rừng đã phủ kín nơi này hôm nay.
Chặt phá rừng đước chỉ là 1 phần 3 nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của rừng đước, nguyên nhân thứ 2 chính là rác thải, chất xã độc hại từ nhà máy xí nghiệp, đùng nuôi tôm nhân tạo, dân cư. Khiến cho cây đước bị ngấm độc tố mà chết dần. Đặc biệt là đùng nuôi tôm càng phát triển thì diện tích rừng đước càng bị thu hẹp đến khi họ phải chịu quả báo phá sản thì mới từ bỏ nghề mang nặng nghiệp chướng với thiên nhiên động vật này.
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến thảm họa diệt vong rừng ngập mặn, là các loài vật giữ vai trò quan trọng cân bằng rừng ngập mặn bị tuyệt chủng, do bị đánh bắt tận diệt bằng điện nhưng chỉ cần đóng 3 triệu đồng hằng tháng là luôn có người thông báo mỗi khi có tuần tra xuất hiện, họ không biết rằng đang tạo nghiệp chướng rất ác với tự nhiên, điện có thể làm tê liệt những con cá lớn nhưng sẽ giết sạch cá bột và trứng của các loài sinh vật biển. Ngay cả rái cá vuốt bé linh vật của rừng đước, chúng chỉ mò cua bắt ốc sống qua ngày, thích tiêu diệt rạm là loài giáp xác gây hại cho cây đước, rái cá thường xuyên đào hang làm thông thoáng giúp mầm cây đước dễ sinh sôi, dọn rác cắn xé bao ni long mắc trên cây đước để thông thoáng giúp cây đước dễ dàng hô hấp, nay trở thành thức ăn của dân cư sống ven rừng, hoặc bị biến làm thú cưng nuôi trong nhà cho đến chết. Tiun chính xác đã bảo tồn và tái thả 45 con rái cá đủ 4 giống ở Việt Nam vào khu rừng đước ở Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai, từ năm 2014 đến 2023 nhưng xem ra tới tận giờ chỉ còn 4 con rái cá sống sót, là 3 vuốt bé và 1 á âu. Những con khác bị chết vì giết hại và bệnh tật do ô nhiễm môi trường. Chúng bị dính bẫy đăng rồi bị đập đầu, chúng bị ăn đạn súng hơi, chúng ăn trúng cá nhiễm bệnh hoặc tắm nước ô nhiễm bị đục thủy tinh thể dẫn tới mù lòa, hoặc đầy hơi chướng bụng. Những con rái cá baby dễ thương thì làm thú cưng...Thần thú bảo về rừng đước cũng bị quý vị hại như thế hỏi có thể dừng lại quả báo nhân loại hay sao?!
Trải qua 5 năm sống trong rừng ngập mặn ở Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai để cống hiến phục vụ chúng sanh, đáp đền công ơn 2 vị Phật sống Thích Thanh Từ và Thích Nhật Quang, muốn cúng dường khí oxy sạch cho tất cả mọi người. Nhận ra rừng ngập mặn ở đâu giờ cũng chịu tình cảnh tương tự Việt Nam nên rất khó bảo vệ. Cách có thể cứu được rừng đước thì Tiun đã làm tất nhưng 1 người làm trăm người phá đầu thai 100 lần cũng làm không lại, cố gắng hết sức tới hôm nay mà chỉ bảo tồn thành công được 4 con rái cá thôi, nhưng tiêu tốn chắc hơn 1 tỉ đồng phóng sanh, trồng rừng, nuôi thú, làm khu bảo tồn cho rái cá. Còn nói đến sự ủng hộ thật sự của người Việt Nam thì thôi rồi, có 3$ quyên góp hằng tháng mà họ còn tiếc. Chỉ có bạn bè quốc tế là những người thật sự ủng hộ cứu rừng ngập mặn, nhưng vì dân cư sống quanh rừng thiếu ý thức trầm trọng nên mọi cống hiến của Tiun như lấy muối bỏ biển, nhưng không thể từ bỏ, vì ngày nào còn sống trên đời vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ rái và rừng đước cho đến khi không thể làm được nữa.
Comments
Post a Comment