Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...
Trồng rừng đước công đức còn hơn xây chùa, nhà thờ tạo không khí sạch và chổ ở cho muôn loài, chỉ cần thở bạn đã mắc nợ tiên cá Tiun vô lượng thọ |
Sau khi bỏ ra nhiều năm nghiên cứu bảo tồn đại dương, rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, đa dạng sinh học sống trên bờ lẫn dưới nước. Tiun đã chứng minh cho cả thế giới thấy phương pháp tốt nhất chống lại ngập lụt là trồng cây đước và bảo vệ rái cá loài vật đóng vai trò quan trọng nhất trong rừng ngập mặn. Vậy mà nhà nước lại đang để cho rừng đước bị phá hoại để làm đùng tôm, cho nhà máy xí nghiệp nước ngoài thuê thải chất độc hại làm chết cây đước, và chuẩn bị chi hằng tỉ usd làm vành đai bờ đê ven rừng đước. Đây là cách bày vẻ tốn kém tiền của, công sức người dân làm mang thêm tội lỗi nghiệp chướng sâu nặng với quốc gia, dân tộc và thế giới. Vì trên đời này không có bờ đê chống lũ nào tốt hơn cây đước. Tiun cũng đã trồng thử 3 triệu cây đước trong 5 năm tại huyện Long Thành, xã Phước Thái, ấp Long Phú nhưng cuối cùng chỉ còn lại 1 số cây sống sót khoản 5% nguyên nhân người ta đã chặt phá, thủy triều bào mòn đất đai, nhiễm chất độc thối gốc,...Nếu nhà nước phát động phong trào trồng rừng đước, thì mọi chuyện đã trở nên tốt đẹp hơn. Sắp tới đây Sài Gòn sẽ ngập lụt nặng nhiều dự án căn hộ quanh quận 7 và nhà Bè phá sản bởi chúng ta đã lãng phí tiền của cho những dục vọng nhất thời của mình mà quên đi cái noi của sự sống trên toàn hành tinh này bắt đầu từ rừng ngập mặn.
Trung bình mỗi năm Việt Nam bị bão tấn công ít nhất hai lần. Đường bờ biển dài với mật độ dân số 20 triệu người của quốc gia này phải đối mặt với triều cường tàn khốc và sức gió đạt tốc độ 250 km/h đối với những cơn bão dữ dội nhất. Mặc dù đất nước chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro, nhưng biến đổi khí hậu sẽ luôn tiếp tục xảy ra, do đô thị hóa ven biển ngày một nghiêm trọng hơn, phá rừng để xây nhà, làm đường cao tốc luôn trong rừng đước khiến cho động vật hoang dã mất môi trường sống, đi lại kiếm ăn khó khăn, hỡ ra chút lại gặp người săn bắt. Thế nên quý vị sắp nhận lấy khổ đau vô cùng khủng khiếp, dù sống hay chết cũng khó tránh khỏi nghiệp chướng đọa súc sanh, mang lông đội sừng để trả lại món nợ tàn phá thiên nhiên, chỉ vì cái miệng và miếng ăn của gia đình mình, sẵn sàng đạp đổ tất cả kế sinh nhai của người khác. Tiền của chất cao như núi mà mắc nợ với sông núi tổ tiên. Nhìn nước Mỹ giàu có cỡ nào, nhưng tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nợ quốc gia lên đến 31 ngàn tỉ usd. Do tham muốn của con người vơ vét tất cả tài nguyên thiên nhiên đổi lấy vật chất nhân tạo. Nếu hôm nay Việt Nam không đẩy mạnh việc trồng rừng đước và dừng lại mọi hoạt động tàn phá rừng ngập mặn thì con người không còn đường sống.
Chính phủ Việt Nam với ngân sách hạn hẹp, cần cân nhắc cẩn thận làm thế nào để đầu tư nguồn lực một cách hiệu quả nhất để đối mặt tốt nhất với rủi ro thiên tai gia tăng trong tương lai. Bằng cách trồng rừng đước là cứu vãn tất cả, nhưng trải qua 5 năm sống trong rừng ngập mặn, tôi toàn thấy chính sách xây dựng rừng đước thành các dự án tiền tỉ nào là mở nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, phá các cù lao để làm cảng hàng hải mới, chuẩn bị phá luôn hết rừng ngập mặn ở Đồng Nai để cho nước ngoài thuê đất xây dựng nhà máy xí nghiệp,...đất rừng không thuộc quyền sở hữu của người nào cả, là môi trường sống cộng sinh của động thực vật bản địa. Sự tiến bộ của con người đang đẩy thế giới đến ngày tàn, cứ nghĩ càng văn minh trí tuệ quý vị sẽ trân quý những giá trị tinh thần, thiên nhiên hoang dã, chính nhờ sự trợ giúp thầm lặng của các cây cối và thú rừng đã tạo ra môi trường sống hoàn hảo cho con người phát triển, nhưng quý vị đang cướp đi mọi thứ tốt đẹp nhất của con em mình chỉ đổi lấy cuộc sống qua ngày chờ qua đời của mình thôi sao?
Làm đường cao tốc Long Thành ngăn cách lãnh thổ rái cá khiến chúng càng thêm khổ sở khó sống |
Để hỗ trợ nhà nước đưa ra quyết định sáng suốt cho tương lai của Việt Nam, AXA Climate, Quỹ Giải pháp InsuResilience và ETH Zurich đã kết hợp phân tích rủi ro bão ở Việt Nam từ bây giờ tới năm 2050, đồng thời xác định các biện pháp thích ứng hiệu quả nhất về chi phí bao gồm các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho các nhà hoạch định chính sách. Họ cho biết dù Việt Nam có cố gắng phát triển kinh tế mạnh mẽ cớ nào thì cũng không đấu lại với mẹ thiên nhiên, hằng tỉ usd bỏ ra làm bờ đê bờ kè chống lũ cũng không bằng trồng cây gây rừng đước ngay bây giờ.
Riêng năm 2020, cơn bão Vamca, với cường độ trầm trọng hơn sau nhiều tuần bão và mưa lớn, đã ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Việt Nam, làm hư hỏng hoặc ngập lụt hơn 360 trường học và hơn 800.000 ngôi nhà, đồng thời giết chết hai triệu gia súc. Đố quý vị thảm họa này đã tiêu tốn bao nhiêu đô la? Nếu nhà nước làm theo cách bảo tồn rừng ngập mặn mà tôi đã dành 5 năm lăn lộn với rái cá trong rừng đước để tìm ra giải pháp cứu tương lai Việt Nam thì tốn không quá 1000 usd/1 tháng là đã có gói bảo hiểm thiên tai tốt nhất cho 10 hecta đất.
Mấy con rái cá hoảng loảng tìm đường trở về nhà khi đô thị hóa rừng ngập mặn diễn ra khiến chúng bối rối |
Ước tính dân số Việt Nam sẽ tiếp tục tăng 13% vào năm 2050, nghĩa là sẽ có nhiều khu rừng ngập mặn bị mất, vì cứ mỗi lần dựng vợ gã chồng, con người lại giành thêm môi trường sống của các loài vật hoang dã, hạnh phú của quý vị là khổ đau của loài vật. Thú vật mất nhà để cho quý vị có nhà ở, nhưng thú vật mất môi trường sống thì cuối cùng sẽ đến quý vị mà thôi. Không ai trong quý vị có thể nói không với mũi tiêm vaccin Covid-19 vì sao? Có bệnh là còn sai, còn tôi là tiên cá Tiun không bệnh tật, nên việc tôi làm là đúng, là có lợi cho quốc gia dân tộc, thế giới, thiên nhiên và động vật, trời không cho tôi bệnh để chỉ cho quý vị thấy con đường tôi đi là giác ngộ giải thoát, là quá đúng đắn. Hãy nghe lời tôi, trồng rừng đước ngay hôm nay, đừng phát triển đùng tôm nhân tạo vì cuối cùng quý vị cũng sẽ thua lỗ phá sản khi nước ô nhiễm không thể cứu vãn thì tất cả tôm cũng chết hết. Phước đức quý vị đang tạo ra quá ít so với cái nghiệp ác gây cho thiên nhiên động vật thì làm sao có thể lên thiên đàng. Dù là cành cây ngọn cỏ nhưng chúng vẫn có sự sống, nước nuôi tôm của quý vị thải ra sông đang giết chết cây đước, và trứng của rất nhiều loài sinh vật biển. Việc ác quý vị tạo ra vô cùng lớn nhưng do trí tuệ quá hạn hẹp không thể nhìn thấy rõ.
Nếu hôm nay ai cũng chịu trồng rừng đước, và thu hẹp môi trường sống của mình lại để dành cho thiên nhiên phát triển, thì sẽ không còn thảm họa thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh cũng được tiêu trừ. Trồng rừng ngập mặn sẽ có tác dụng bồi đất thành các bờ đê thiên nhiên không cần tốn công xây dựng, hạn chế lũ lụt ven biển đáng kể, làm nhà cho các loài sinh vật biển phát triển. Chuyên gia ước tính rằng rừng ngập mặn ngăn chặn thiệt hại liên quan đến lũ lụt trị giá hơn 65 nghìn tỷ đô la mỗi năm trên toàn thế giới, cũng như hấp thụ một lượng carbon đáng kể gấp 5 lần các khu rừng nhiệt đới và tảo bẹ. Trồng và phục hồi rừng ngập mặn dọc theo bờ biển đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là một dự án lớn (khoảng 250 triệu USD). Tuy nhiên, nghiên cứu ước tính rằng nó sẽ giảm 50% chi phí thiệt hại do gió gây ra cho các cơn bão, ngay cả sau khi chiết khấu chi phí trồng trọt và bảo trì.
Comments
Post a Comment