Skip to main content

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...

Câu Chuyện Giải Cứu Loài Voọc Ở Việt Nam Của Tôi

Lần này tôi nhận nhiệm vụ của tổ chức EPRC ở miền bắc, giải cứu 1 con voọc con đang bị buôn bán trái phép ở miền Nam. Đây là loài vật cực kỳ quý hiếm ở Việt Nam, nên tôi phải giả dạng làm người mua thú mới có thể cứu được con voọc này thành công. 










Nếu cứu hằng trăm con vật, chúng tôi mới cần nhiều hỗ trợ từ công an. Để giải cứu 1 con vật chỉ cần 1 mình tôi là đủ, vì tôi sẽ dùng tiền để mua lại con vật ấy 1 cách dễ dàng nhờ uy tín trên mạng xã hội. Kẻ săn trộm cũng tin tưởng tôi hơn và khi họ có những con vật quý hiếm, họ sẽ nghĩ đến tôi trước tiên. Các tổ chức bảo vệ động vật cũng quý mến tôi hơn, vì tôi luôn có tiền để thực hiện những nhiệm vụ giải cứu động vật hoang dã bất khả thi. Thật sự chẳng cơ quan chính phủ nào muốn huy động tất cả lực lượng an ninh để cứu 1 con vật nhỏ bé. Con voọc này được tôi mua lại với giá $700, để cứu được nó, kẻ săn trộm đã hẹn tôi đến rất nhiều địa điểm vì đây là lần giao dịch đầu tiên của chúng tôi. Anh ấy không tin tưởng tôi vì sợ bị công an bắt. Nơi tôi nhận được con voọc này là trên 1 chuyến xe bus, nó được bỏ lại trong 1 ba lô đặt trên xe bus. Trong ba lô có để sẵn số tài khoản cho tôi chuyển tiền vào. Nếu tôi không chuyển tiền thì chuyến xe bus dừng lại ở trạm tiếp theo, những kẻ săn trộm sẽ tấn công tôi để lấy lại con voọc. Thế nên tôi rất quen với các nhiệm vụ giải cứu động vật nguy cấp kiểu này. 

Trên đường mang con voọc về nhà, tôi xác định giới tính nó là giống cái, và đặt tên cho nó là Lovely. Em gái tôi rất thích con voọc muốn giữ nó lại nuôi 1 thời gian trước khi gửi cho EPRC. Tôi đồng ý vì trong thời gian này tôi cũng đã gửi rất nhiều loài linh trưởng cho các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, nên việc giữ lại 1 con voọc để chăm sóc không có gì là trở ngại. 






Tôi tìm hiểu biết Lovely đang được 2 tuổi, cô ấy đang trong giai đoạn uống sữa và cần mặc tả để không đi vệ sinh lung tung. Chúng tôi dự định sẽ chăm sóc Lovely đến 8 tháng tuổi và gửi về EPRC khi cô ấy chuẩn bị học ăn lá cây. 











Thông thường để bắt được 1 con voọc con thì thợ săn thường giết chết cha mẹ của chúng. Vì loài voọc này luôn ôm con trong vòng tay, phải bắn chết con mẹ hoặc đánh chết con bố, mới bắt được con baby. Thấy cánh tay của Lovely bị thương, tôi hỏi kẻ bán voọc mới biết Lovely và mẹ của cô ấy từng bị té từ trên cây xuống đất, khi mẹ cô ấy trúng đạn của săn trộm. Thế nên tôi và gia đình của mình đã chăm sóc Lovely như 1 con người. Cho đến khi Lovely được 8 tháng tuổi thì tôi đã chi hơn $30,000 để cứu cả trăm con voọc baby gửi đi rất nhiều tổ chức động vật hoang dã tương tự như EPRC ở Việt Nam, vì lúc này tôi cũng không biết rõ tổ chức bảo tồn động vật hoang dã nào là tốt nhất, nên ai liên hệ cho tôi trên Youtube nói rằng họ cần loài vật này thì tôi gửi cho họ. Kẻ săn trộm thú cùng dừng lại việc bán voọc con sang Trung Quốc để làm thức ăn cho người giàu, mà họ thích liên hệ tôi. Tôi mua của người này uy tín, họ liền giới thiệu người khác cho tôi. Lúc này gia đình của tôi đã thật sự xem Lovely là 1 thành viên không thể từ bỏ, mẹ của tôi xem Lovely là mạng sống của bà ấy. Mặc dù tôi khuyên ngăn họ đến tuổi phải cho Lovely trở về hoang dã, nhưng các thành viên trong gia đình đều muốn giữ cô ấy thêm 1 thời gian nữa. Đến lúc Lovely được 12 tuổi, đã qua độ tuổi uống sữa, tới lúc học ăn lá cây, nhưng vẫn chưa gửi Lovely về EPRC. Gia đình chúng tôi dự định sẽ tự đưa Lovely ra thăm EPRC ở vườn quốc gia Cúc Phương, chứ không gửi Lovely như những con voọc khác. Tôi cũng nhận ra tất cả rái cá tôi gửi cho các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam trong thời gian này đều mất hết thông tin, họ chỉ nói là thú tôi gửi cho họ đã thả về rừng thành công, nhưng không ai cho tôi thấy chúng sống thế nào trong rừng. 









Khi Lovely được 13 tháng tuổi, thì gia đình chúng tôi phải sang Trung Quốc tìm nguồn vải thích hợp về may đuôi nàng tiên cá, vì công ty TIUTAC của tôi đang bán độc quyền đuôi nàng tiên cá ở Việt Nam, để giảm chi phí nhập hàng từ Mỹ, chúng tôi đang tự thiết kế đuôi nàng tiên cá với giá rẻ nhất và tốt nhất thị trường. Khi mẹ tôi từ Trung Quốc trở về để chuẩn bị vận chuyển Lovely ra miền Bắc thì con voọc bắt đầu bệnh nặng, sốt cao và không có dấu hiệu phục hồi như trước.






Trước khi chết Lovely đã cố gắng bày tỏ tình cảm với các thành viên trong gia đình của tôi như 1 người sắp đi xa, cô ấy lấy tay vuốt má của tôi, hoặc hôn lên tráng của mẹ tôi, hoặc ôm lấy ba của tôi là người cô ấy chưa bao giờ muốn tiếp xúc. Cô ấy đã khóc trước khi rời khỏi thế giới này. Lovely chết vì 3 lý do. Thứ nhất đến tuổi ăn lá cây, voọc con cần ăn phân của cha mẹ mình để tăng hệ miễn dịch trong cơ thể, thế nên loài vật này không thể làm thú cưng lâu dài. Thứ nhì gia đình của tôi quá yêu thương Lovely và không nở rời xa cô ấy. Thứ ba là tôi đang mất lòng tin ở các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, tôi không dám gửi Lovely cho EPRC.






Sau cái chết của Lovely, tôi mới bắt đầu thật sự tìm hiểu về các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, tôi quyết định 1 mình bắt chuyến bay tới vườn quốc gia Cát Tiên để thăm EPRC và SVW. Khi đến đây tôi đã bất ngờ vì có cả trăm loài voọc đang được EPRC bảo vệ tốt và rất nhiều thú hoang dã đang được điều trị bệnh tại SVW. Tôi cam kết sẽ hỗ trợ những tổ chức bảo vệ động vật hoang dã này trong tương lai. Gia đình của tôi kể từ đó luôn bị ám ảnh về cái chết của Lovely, họ không muốn tôi dùng tiền để giải cứu voọc nữa. Tôi cũng xóa tất cả số phone liên lạc những kẻ buôn bán linh trưởng. Đây là câu chuyện về kinh nghiệm chăm sóc voọc và giải cứu chúng đưa về đúng tổ chức cần thiết của tôi. Mặc dù gửi linh trưởng đi rất nhiều tổ chức bảo tồn động vật hoang dã nhưng cuối cùng tôi đã thành công vì tìm thấy EPRC của tiến sĩ Tilo Nalder.

Comments

Popular posts from this blog

Nguyên nhân ra đời tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá trong rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam

Tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá TIUTAC sinh nhật năm đầu tiên Tiun bắt đầu nuôi rái cá vào năm 2012 cho đến khi nhận ra loài vật này không thể sống trong môi trường của con người, thì quyết định giải cứu những con rái cá thú cưng gửi về những khu bảo tồn, vườn thú, tổ chức ở Việt Nam mãi đến năm 2018. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát thì cuối năm 2019 Tiun quyết định ngừng dạy bơi tiên cá để vào rừng ngập mặn Long Thành tiếp tục làm hoạt động môi trường, nhận ra những con rái cá giải cứu những năm qua đều mất hết thông tin, và chúng vẫn bị bắt bán làm thú cưng trên các nhóm buôn động vật hoang dã trên Facebook. Đó là lý do khiến Tiun quay lại con đường giải cứu rái cá và trải qua một số biến cố để phấn đấu trở thành tổ chức phi chính phủ bảo tồn rái cá đầu tiên của Việt Nam và nổi tiếng được bạn bè quốc tế ủng hộ. Trong năm 2020 khi dọn rác thải ở rừng ngập mặn, có một con rái cá đực con bơi theo Tiun xin ăn và được đặt tên là Titi. Sau đó, để nó có thêm bạn Tiun đã giải cứu thêm 1...

Tiun là người duy nhất có thể 1 mình giải cứu, tái tạo môi trường sống, và thả rái cá về tự nhiên ở Việt Nam

Những con rái cá baby được Tiun tốn tiền giải cứu và chăm sóc tới khi có thể gửi đi về về môi trường sống thích hợp và tái thả về tự nhiên còn thành công hay không thì có trời mới biết, do ý thức người dân Việt Nam chưa được cao. Anh ấy có kinh nghiệm giải cứu rái cá con từ buôn lậu động vật hoang dã ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tự một mình anh ấy biết cho rái cá con ăn đúng cách và pha chế đồ ăn sau cho lượng chất bổ ngang với sữa mẹ rái cá. Anh ấy cũng có khả năng khám và chữa bệnh cho rái cá như 1 bác sĩ thú y. Tiun làm được vậy vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bảo tồn loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường Tiun từng thả rái cá là các khu rừng nhiệt đới, nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu thực tế thì đây không phải là nơi lý tưởng cho rái cá sinh tồn và phát triển, mà đó chính là rừng ngập mặn. Anh ấy sẽ giải cứu rái cá baby, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tốt trước khi gửi đi các khu vườn quốc gia, hoặc tổ chức động vật hoang dã, sau đó...

Tiun làm nhà nổi để bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải

Các mô hình nhà nổi làm bằng tre chống đại hồng thủy và bảo tồn rái cá Trong những năm cố gắng bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải bị người dân cố tình sát hại và quấy rối việc chăm sóc rái cá. Tiun quyết định làm 1 căn nhà nổi trên sông tránh xa dân cư để bảo vệ rái cá tốt hơn. Dự kiến căn nhà nổi sẽ được làm bằng tre để giúp rái cá sinh sản và phát triển trên sông an toàn và bền vững. Tiun đã tìm hiểu mô hình nhà nổi Floating Bamboo House của H&P Architects, thiết kế để chịu được mực nước biển dâng cao, nhằm mục đích cung cấp cho người dân địa phương sống ở và xung quanh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam ngôi nhà ở chống chịu được biến đổi khí hậu. Cám ơn nhà sáng lập Đoàn Thanh Hà đã cho Tiun ý tưởng những mẫu nhà nổi bằng tre và thiết kế bên trong để tạo ra căn nhà phục vụ bảo tồn rái cá trên sông Thị Vải. Thiết kế nội thất bên trong nhà nổi bằng tre Nhà nổi bằng tre là nhà ba gian, với mặt bằng tầng trệt hình vuông có kích thước 6mx6m và tầng trệt ở mái hiên. Hình dáng bên ngo...